13/12/11

CUỘC ĐỜI ĐẸP NHẤT LÀ TRÊN TRẬN TUYẾN ĐÁNH QUÂN THÙ


07:24 13 thg 12 2011Công khai27 Lượt xem5
Tháng12 có nhiều ngày kỷ niệm trọng đại nhưng với tuổi trẻ “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” thì những ngày tháng 12 chứa đựng những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức , trong tâm khảm của tất cả chúng ta, ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/ 1944) . Sáu mươi lăm năm đã trôi qua, nhưng mổi khi tháng 12 đến lòng chúng ta chợt bồi hồi , xao xuyến nghĩ về các bạn, Trong những người đó, có Người “ Ngày chiến thắng về, không có bóng mi / tau đã nhìn lên sắc cờ kiêu hãnh/ có Mi về… trong chiến thắng hôm nay .”

Tôi không có tham vọng ghi lại tất cả những sự kiện liên quan đến ngày thành lập QĐND mà chỉ ghi lại những chi tiết liên quan đến thế hệ chúng tôi, lứa U52, U 53 và ngay nơi ấy –Là quê hương- khi chúng tôi mới mười chin , đôi mươi (1971- 1972) Ngày đó , chiến tranh vô cùng ác liệt. Mỹ-nguỵ thua to ở Chiến trường Miền Nam, trên bàn đàm phán , hội nghị Pari đã thu được những kết quả nhất định. Một số điều khoản về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt nam đã được ghi nhận. Hoà bình như đang ở trong tầm mắt và trong tầm tay. Nhưng với thủ đoạn xảo quyệt, chính quyền Níc – xơn đã lật lọng , mưu toan tiếp tục kéo dài chiến tranh , bắn phá Miền bắc. chúng còn mưu mô quyết đánh cho Miền Bắc trở về thời đồ đá. "Biến Bắc Việt trở về thời đồ đá-Ném con người ra khỏi hành tinh " Cùng với cả nước lứa học sinh cấp ba Đồng hới chúng tôi, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh đã lần lượt xung phong lên đường nhập ngũ. Một tập thể học sinh lớp 10 con em Đồng Hới cư ngụ ở P Đồng Sơn viết thư bằng máu xin nhập ngũ để ra chiến trường. Họ là Nguyễn Kỳ Sơn , Nguyễn Đức Kỳ, Đổ Đức Dũng, Nguyễn Đức Chiến ,Đào văn Dược, Rồi Trần Hùng, Trương văn Bình, Nguyễn ngọc Sự, Nguyển Đức Diệm, Hoàng Thế Vinh, Hoàng văn Xuyên, Đinh văn Hoá, Hà tùng Sơn, Đinh gia Lâm, Hoàng Thế Vân, Nguyễn Quý Thanh... Các bạn gái như Trương thị Phương, Nguyễn thị Đà, Trịnh thị Hết, Nguyển thị Hoà, Hoàng thị Thương… Nguyễn văn Trưởng , Nguyễn văn Hai, Đào văn Minh , Đinh văn Lê( khoá 68-71) Rồi Nguyễn Sói, Hoàng Mạnh Đức , Hoàng Minh Sơn, Bùi thế Cần , Phan hữu Mạnh, Bình Minh , Thúc Bình, Lương Thành , Quang Khiếm, Đoàn Thu cùng các bạn gái như Linh Nga, Thanh Nam, Đoàn Bình , Lê Bình , Nguyễn thị Giang... (khoá 69- 72) cùng một số đoàn viên Thanh niên Đồng Hới như Trần Văn Hùng, Nguyễn Quý Tỵ, Hồ Sỹ An, Đinh văn Tân , Nguyễn văn An lần lượt lên đường nhập ngũ và toã đi khắp mọi nẽo đường đất nước , họ có mặt khắp các chiến trường A, B, C của tổ quốc. Có người ở lại chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân , hải quân Mỹ Nguỵ ngay trên quê hương Quảng Bình yêu dấu, còn lại vào chiến trường Miền Nam chiến đấu chống quân thù cho đến ngày toàn thắng 30/4/ 1975.

Viết cho các bạn …nằm lại …không về ! 

Nguyễn Đức Kỳ đã có giấy chiêu sinh, (thi đậu và trúng tuyển ) vào khoa cơ điện trường đại học bách khoa Hà Nội . Hắn giấu gia đình, còn viết thư bằng Máu để tình nguyện lên đường nhập ngũ. Nhưng giấu sao được khi ông già hắn lúc đó là bí thư thị uỷ và khi biết chuyện thì Ông cũng ok luôn (duyệt luôn) vì ông đã chộp được và đọc được nhật ký của hắn, rằng “Đất nước đang có chiến tranh, đánh giặc xong về học tiếp cũng không muộn” , “ Nhiệm vụ của thanh niên không phải hỏi nhà nước đã cho mình những gì mà phải hỏi mình đã cống hiến gì cho Tổ quốc- Lê Duẫn” Rồi “Tuổi thanh niên là tươi đẹp, nhưng tuổi thanh xuân có thể bình thản , có thể rực lữa anh hùng, có thể trôi qua một cách vô vị để rồi hối tiếc, có thể bước tiếp những bước vững vàng tới tuổi thanh xuân huy hoàng và tráng lệ” Tháng 7/ 1971, Hắn lên đường nhập ngủ. Trong một trận chiến đấu , hắn bị thương phải về tuyến sau điều trị và có viết thư về nhà Hắn nói với ba ,mạ và các em “Con điều trị ở đây đươc 4 tháng rồi mà cảm thấy như đi an dưỡng , buồn ghê!” có lẽ hắn sốt ruột vì không được tham gia chiến đấu. Sau đợt điều trị ấy, hắn được bộ chỉ huy quân sự QK4 cử đi học SQ để phục lâu dài cho  quân đội nhưng hắn không chịu và một mực xin trở lại đơn vị chiến đấu.

Trong một trận đánh ác liệt ở chiến trường Thượng Đức- Quảng Nam, hắn đã anh dũng hy sinh, lúc đó mới tròn 21 tuổi. Sau  chiến tranh, đồng đội , đồng chí và gia đình đã bỏ ra không biết bao nhiêu là công sức tìm kiếm hài cốt của hắn nhưng gần như vô vọng. Tâm nguyện của người cha chưa thực hiện được thì Ông đã phải đi xa. Nhà thơ Xuân Hoàng , có


 bài thơ về một chổ nằm
, đã viết:

“Điều rất lạ chính là từ cái chết
Mà sinh sôi sự sống rất hồn nhiên…
Các em cháu từ khi hay Cháu mất
Giở bản đồ tìm thượng Đức mà soi 
Thượng Đức thành nơi buồn hoá nơi vui 
Một chấm đỏ trong tầm nhìn cả nước
Nơi chiến trận là nơi rành rẽ nhất
Cháu hy sinh là để hiến cho đời” 

Cuộc tìm kiếm kéo dài hơn ba mươi năm, tưởng như vô vọng ấy đã kết thúc có hậu , như một phép mầu .Bằng tâm linh, ngoại cảm, tài liệu lưu trữ của các cơ quan chức năng và các phương pháp khoa học kể cả những  giấc chiêm bao ,cho đến năm 2007 gia đình  mới tìm được phần mộ của  hắn đang nằm ở NGHĨA TRANG LIỆT SĨ HUYỆN ĐẠI LỘC- QUẢNG NAM (xã ĐẠI LÃNH) và thông điệp mà hắn gửi đến gia đình là " Hãy để hắn ở lại đó với đồng đội."  

Cũng như Kỳ, Đổ Đức Dũng, Nguyễn văn Chiến và Hoàng Hữu Dược cũng anh dũng hi sinh trên mặt trận. Đổ kiến Quốc có bài thơ viết về Anh trai như sau:


NGHĨ VỀ CÁC ANH 

Tặng hương hồn các anh đã hy sinh ở mặt trận Quế Sơn - Quảng Nam )

Các anh nằm ở lưng đồi 
Bốn phía núi chập chùng che chở 
Mỗi ngọn gió qua đây mang niềm thương nỗi nhớ 
Của trăm miền gửi tới các anh 
Cây mít cụt ngọn trên đồi đã đâm lại chồi xanh
Đứng yên lặng như người lính già mặc niệm

Vết đau hằn từng dáng đất ngọn cây
Những con người đã đến và nằm lại đây
Đều có mẹ trên đầu hai thứ tóc
Có người thương hay buồn ít khóc
Anh không về… tim buốt giá anh ơi
Nỗi đau thương chẳng nói được nên lời
Chỉ thầm lặng đêm đêm mẹ khóc
Chỉ thầm lặng đêm đêm ai trằn trọc
Nghe tim mình thổn thức suốt canh thâu
Thung lũng Quế Sơn đã qua mấy mùa dâu
Con chim nhỏ ngỡ ngàng trước cây rừng trơ trụi
Vẫn Quế Sơn thân quen đồi núi
Mà cánh chim ngơ ngác gọi bầy…
Ai đã từng tới đây 
Chắc thấm hiểu thế nào là Tổ Quốc
Trên mỗi mõm đồi trên từng thước đất
Các anh đã nằm
Làm hạt giống của ngày sau…


  Với các bạn Hữu Mạnh , Quang Khiếm , Đoàn Thu !   Nguyễn mạnh Hùng có bài thơ:


          BẠN BÈ ƠI ! HÃY VỀ ĐÂY

   Gửi lại trang sách thơm như cánh con bướm trắng
 Anh chụp vội lên đầu mũ sắt
 Bước hành quân từ đây phiêu bạt
  Đời lính như mây chiều lang thang

 Dốc Miếu , Cồn Tiên, cao điểm 175
Đường 9, Khe Sanh,, Cổ thành Quảng Trị
 Bước chân chiến trường , Bạn tôi không nghỉ
 Tuổi đôi mươi đi suốt cuộc chiến tranh


Quang Khiếm- Đoàn Thu - Hữu Mạnh mày nằm ở nơi nao
Trời Quảng Trị vẫn một sắc xanh cao

Phan Hữu Mạnh


Phan Hữu Mạnh (hàng ngồi T2, trái sang)

Phan Hữu Mạnh


......................................................................................

Ngày hội trường...
 Ơi bạn bè ở xa và bạn bè hi sinh thời chống Mỹ
 Hãy về đây hội lớp hội trường


  Sẽ rất thiếu sót nếu không nói đến Nguyễn Kỳ Sơn, anh nguyên là học sinh của trường nhưng năm 1971 thì lên đường nhập ngũ khi đang là năm thứ 2 của trường đại học thuỷ lợi- Hà nội và đã hi sinh ngày 25/8/1972 tại thành cổ Quảng trị. Trong một số di vật của Anh để lại cho gia đình có cuốn nhật ký " Đừng đốt vì trong đó đã có lữa" với những dòng tâm sự như sau :

     Ngày 19/8/ 1972
  Ngày mai tôi giáp trận. Ác liệt là điều đương nhiên của chiến trận. Rất có thể rằng tôi sẽ ngã xuống- không can gì, đấu tranh là phải đổ máu, có máu mới có màu đỏ, có chiến thắng. Không sợ chết, không sợ hi sinh, gian khổ. Cái chủ yếu là sống phải cho ra sống, phải lập được kỳ tích đẹp, Cuộc sống đẹp nhất là cuộc sống trong chiến trận, , cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn...
  Hãy nghĩ như Paven-Coóc -sa- ghin  " Cái quý nhất của người ta là đời sống, cuộc đời chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp: sự nghiệp giải phóng loài người"
 Hãy nói như Lê Mã Lương " cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù"

 Nếu tôi có ngã xuống ... mong các bạn tin cho bố mẹ tôi...

...................

...................
 Là những người kháng chiến cũ, bố , mẹ , dì tôi sẽ không lấy đó làm điều đau khổ đâu. Nếu sự thật xảy ra....


   Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ :

       Có nhửng điều tưởng đã trôi xa
     Bỗng hiện lại giữa lòng Ta chi chút
     Tiếng một quả sấu rơi cũng làm ta tĩnh giấc
   Huống chi đây là bom đạn quân thù 


 Vâng !  Bom đạn quân thù và con người  đối chọi nhau thì sự mất mát hy sinh là lẽ thường tình, chỉ biết rằng sự hy sinh  đó chính là sự hồi sinh của cả một dân tộc . Họ là một trong " Hàng triệu người mãi mãi tuổi đôi mươi- tuổi đôi mươi hàng triệu Người bất tử"

  NG- D - M

Ảnh của .
4000 
  • Đoàn Binh
    Lâm Chí Quang (lớp c ) nữa anh ạ.
    • Đoàn Binh
      Ôi một thời tuổi trẻ trái tim thắp lửa Tổ quốc gọi nhập ngũ, thế là đi Chẳng ngại ngần tính toán điều chi Chỉ biết rằng lên đường là tiến về phí..
      • thanhthuoczvolen
        Còn nhiều chứ! Nhưng bất chợt không nhớ nổi. Chí ít lớp C khóa 69-72 có thêm Trương văn Quang, Nguyễn văn Dước, Phạm Văn Phước, Hoang Văn Hiêng, Hoàng Xuân Hạo, Vi (Quang phú), Hà Thị Thanh Nam... Hôm nào nhớ lại bổ sung cho bạn nhé!
        • thanhthuoczvolen
          Bao học sinh trường ta đã ra đi Không ít người mãi mãi nằm lại Nhưng đa số đã trở về Sau cuộc trường chinh vĩ đại Có tôi, có anh có tất cả chúng ta....! Cám ơn DM đã nhắc nhở chúng ta nhớ lại một thời đầy kỷ niệm!
          • .
            • .
            • 15:22 14 thg 12 2011
            Một thời đầy kỷ niệm, còn ai nữa không ? nhất là khoá 69-72
        • Thọ Lộc
          "Một tập thể học sinh lớp 10 con em Đồng Hới cư ngụ ở P Đồng Sơn viết thư bằng máu xin nhập ngũ để ra chiến trường. Họ là Nguyễn Kỳ Sơn , Nguyễn Đ..
          • .
            • .
            • 15:20 14 thg 12 2011
            Có thể còn thiếu nhiều đó, TL, TT còn có nhớ những ai nữa thì nhắc dùm nhé, M sẽ bổ sung thêm cho đầy đủ

        1 nhận xét:

        1. Đọc lại xúc động quá. Sắp Hội trường cấp 3 Đồng Hới 50 năm. Đây là những tư liệu quí của học sinh trường một thời hào hùng

          Trả lờiXóa