NHẬT KÝ HỘI KHÓA (1969-1972 VÀ 1973-1978) Ngày thứ hai
Một đêm ngon giấc sau một ngày ròng rã trên xe, đón ngày sớm ở thành phố Qui Nhơn mà thấy lòng nhẹ nhỏm, thoải mái vô cùng. Một vài động tác thể dục cho bớt mỏi mệt ngay hành lang nhà khách, ngắm nhìn dòng người đi bộ, lắc vòng,tập thể dục nhịp điệu trong công viên và trên đường phố Qui Nhơn mà thấy vui vui. Hôm nay đoạn đường còn lại không dài nên trưởng đoàn thông báo cho anh em cứ nhẩn nha nghỉ ngơi, xuất phát chậm tại Qui Nhơn đến Đà Nẵng là vừa . Tuy nói không xa, nhưng ngẫm lại cũng không phải là ngắn vì ít nhất còn phải 1/2 tỉnh Bình Định rồi Quảng Ngãi, Quảng Nam nữa mới đến Đà Nẵng, khúc ruột Miền Trung dài dằng dặc đó ! Có phải là đây ?
* 8 giờ, xe nổ máy và chuyển bánh rời sân nhà khách trong cái nhìn tò mò, trong những cái vẩy tay còn ngượng ngịu, e thẹn của mấy cô nhân viên phục vụ, cũng phải thôi, chẳng khác nào một ngọn gió thoảng, thời gian chúng tôi lưu lại chỉ chưa đến 12 tiếng đồng hồ mà 3/4 thời gian là ngủ. Phụng - một thành viên của khóa người Qui Nhơn đang công tác và sinh sống ở đây làm "Hoa tiêu" đưa đoàn đi qua một số tuyến phố lớn của Qui Nhơn. Cũng như nhiều thành phố và thị xã miền trung, Qui Nhơn đang xây dưng cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà cữa khá đẹp đẽ. Người xe cộ không được nhiều như Sài Gòn nên đường phố thoáng đãng, hầu như không có cảnh chen lấn hay ùn tắc giao thông. Một số tuyến phố có cả núi và con người đang đào núi để mở đường . Vẫn còn đó một vài cái tháp Chăm rêu phong, trầm mặc , uy nghi thi gan cùng thời gian và mưa nắng. Đến một ngã 5 đang thi công thì thấy tấm bảng chỉ hướng cầu và đầm Thị Nại 7km.
Đây rồi, cây cầu mới xây dựng khá dài và đẹp nối Qui Nhơn vươn ra đầm Thị nại, nơi mà từ bao đời nay người dân Qui Nhơn lam lủ một nắng hai sương, mò cua bắt ốc để duy trì cuộc sống nay đang dần thay da đổi thịt. các khu công nghiệp, các tòa nhà cao tầng đang mọc lên, san sát nhưng xem ra tốc độ còn chậm và rời rạc. Nhiều tấm Pa nô quảng cáo đã nhuốm đầy bụi thời gian, và đây, cái Barie chặn đường, hai vệ sỉ ngái ngủ uể oải định chặn đường thì thấy Ph... trờ xe tới nên vội vàng kéo Barie cho xe qua. Một cung vân hóa thể thao dưới nước đang làm dở dang, một tòa nhà, một bể... nuôi cá heo hay bơi gì đó đang làm dở dang nay là một đống ngổn ngang. Phía dưới đầm (phần có nước) một đàn Thiên nga và chim cánh cụt ( giả) thì đang đi vào ngõ cụp , trơ phần sắt thép và đang " gõ mỏ vào cữa cuộc đời, cữa vẩn đóng và Người thì im không nói". Thương thay cho những cánh chim Thiên Nga, chim Cánh Cụt " giả" nhập từ xứ sở băng giá về Qui Nhơn. Nhẽ ra My được làm duyên cho con trẻ đến ngắm và chụp hình thì nay người ta bắt My làm vệ sỉ bất đắc dĩ canh đầm Thị Nại. Xe dừng ở chân cầu Thị Nại, anh em trong đoàn tranh thủ chụp vài pô ảnh với cây cầu đẹp rồi lên xe, tạm biệt Phụng, ngày mai sẽ gặp lại nhau tại Đà Nẵng, tạm biệt Qui Nhơn...
Từ đây ra Đà Nẵng đường đẹp, vùng này là xứ dừa, hai bên đường dừa san sát, trĩu quả. Qua khung cữa kính tôi lẩm nhẩm cố nhớ mấy câu hát "Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em xoài nhiếu, chú ơi chú cho em hái dừa, hái Xoài Miền Nam... tặng các bạn miên bắc..." rồi đành chịu (có ai biết nhớ nhắc dùm) gần trưa tấm bảng hiệu chỉ địa phận Quảng ngãi đã hiện ra. Vừa chớm vào đất Quảng ngãi thì tôi nhận một cú điện thoại từ bà xã, biết là hỏi tình hình sức khỏe hay lộ trình đến đâu rồi nhưng tiếng máy xe và tiếng cười nói trên xe không thể nghe được, đành nhắn tin trả lời : "Hai mẹ con khỏe không ? Hôm qua ngủ ở Qui Nhơn, nay đang trên xe qua Quảng ngãi, chiều nay mới đến , yên tâm đi"
* 8 giờ, xe nổ máy và chuyển bánh rời sân nhà khách trong cái nhìn tò mò, trong những cái vẩy tay còn ngượng ngịu, e thẹn của mấy cô nhân viên phục vụ, cũng phải thôi, chẳng khác nào một ngọn gió thoảng, thời gian chúng tôi lưu lại chỉ chưa đến 12 tiếng đồng hồ mà 3/4 thời gian là ngủ. Phụng - một thành viên của khóa người Qui Nhơn đang công tác và sinh sống ở đây làm "Hoa tiêu" đưa đoàn đi qua một số tuyến phố lớn của Qui Nhơn. Cũng như nhiều thành phố và thị xã miền trung, Qui Nhơn đang xây dưng cơ sở hạ tầng, đường sá, nhà cữa khá đẹp đẽ. Người xe cộ không được nhiều như Sài Gòn nên đường phố thoáng đãng, hầu như không có cảnh chen lấn hay ùn tắc giao thông. Một số tuyến phố có cả núi và con người đang đào núi để mở đường . Vẫn còn đó một vài cái tháp Chăm rêu phong, trầm mặc , uy nghi thi gan cùng thời gian và mưa nắng. Đến một ngã 5 đang thi công thì thấy tấm bảng chỉ hướng cầu và đầm Thị Nại 7km.
Đây rồi, cây cầu mới xây dựng khá dài và đẹp nối Qui Nhơn vươn ra đầm Thị nại, nơi mà từ bao đời nay người dân Qui Nhơn lam lủ một nắng hai sương, mò cua bắt ốc để duy trì cuộc sống nay đang dần thay da đổi thịt. các khu công nghiệp, các tòa nhà cao tầng đang mọc lên, san sát nhưng xem ra tốc độ còn chậm và rời rạc. Nhiều tấm Pa nô quảng cáo đã nhuốm đầy bụi thời gian, và đây, cái Barie chặn đường, hai vệ sỉ ngái ngủ uể oải định chặn đường thì thấy Ph... trờ xe tới nên vội vàng kéo Barie cho xe qua. Một cung vân hóa thể thao dưới nước đang làm dở dang, một tòa nhà, một bể... nuôi cá heo hay bơi gì đó đang làm dở dang nay là một đống ngổn ngang. Phía dưới đầm (phần có nước) một đàn Thiên nga và chim cánh cụt ( giả) thì đang đi vào ngõ cụp , trơ phần sắt thép và đang " gõ mỏ vào cữa cuộc đời, cữa vẩn đóng và Người thì im không nói". Thương thay cho những cánh chim Thiên Nga, chim Cánh Cụt " giả" nhập từ xứ sở băng giá về Qui Nhơn. Nhẽ ra My được làm duyên cho con trẻ đến ngắm và chụp hình thì nay người ta bắt My làm vệ sỉ bất đắc dĩ canh đầm Thị Nại. Xe dừng ở chân cầu Thị Nại, anh em trong đoàn tranh thủ chụp vài pô ảnh với cây cầu đẹp rồi lên xe, tạm biệt Phụng, ngày mai sẽ gặp lại nhau tại Đà Nẵng, tạm biệt Qui Nhơn...
Từ đây ra Đà Nẵng đường đẹp, vùng này là xứ dừa, hai bên đường dừa san sát, trĩu quả. Qua khung cữa kính tôi lẩm nhẩm cố nhớ mấy câu hát "Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em xoài nhiếu, chú ơi chú cho em hái dừa, hái Xoài Miền Nam... tặng các bạn miên bắc..." rồi đành chịu (có ai biết nhớ nhắc dùm) gần trưa tấm bảng hiệu chỉ địa phận Quảng ngãi đã hiện ra. Vừa chớm vào đất Quảng ngãi thì tôi nhận một cú điện thoại từ bà xã, biết là hỏi tình hình sức khỏe hay lộ trình đến đâu rồi nhưng tiếng máy xe và tiếng cười nói trên xe không thể nghe được, đành nhắn tin trả lời : "Hai mẹ con khỏe không ? Hôm qua ngủ ở Qui Nhơn, nay đang trên xe qua Quảng ngãi, chiều nay mới đến , yên tâm đi"
Theo trưởng đoàn, vùng đất này có nhiều di tích lịch sử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước như: Làng Sơn Mỹ, là nơi ghi đậm tôi ác chiến tranh của lính Mỹ, trong một đêm đã tàn sát gần 500 thường dân vô tôi , Bệnh xá (nay là bệnh viện mang tên anh hùng , liệt sỉ bác sĩ Đặng Thùy Trâm) và nhà lưu niệm cố thủ tướng Phạm văn Đồng, tất cả những địa điểm trên đều có ý nghĩa trong chuyến đi này nhưng do không có nhiều thời gian nên chúng ta chỉ ghé một nơi... Thì đã có tiếng lao nhao từ dưới các hàng ghế: "Bệnh xá ĐẶNG THÙY TRÂM..." Cũng phải thôi vì theo tôi biết thì chỉ có bệnh xá ĐẶNG THÙY TRÂM là tiện đường hơn cả, còn Sơn Mỹ và nhà lưu niệm cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là trái đường .Ngoài ra còn phải đi qua địa phận Thanh quýt- Điện Bàn - Quảng Nam, đây là quê hương, nơi có nhà lưu niêm của anh hùng liệt sỉ Nguyễn Văn Trổi, Người đặt bom ở cầu Công lý Sài Gòn giết Mắc na ma ra. Tuy không thành nhưng anh đã có " 9 phút làm nên lịch sử" tại pháp trường khám đường Chí Hòa trong một mùa thu lịch sử.
khoảng 10 giờ, bệnh xá ĐẶNG THÙY TRÂM đã xuất hiện bên đường, chúng tôi xuống xe đi bộ vào bên trong khuôn viên bệnh viện. Bức tượng toàn thân Chi được đặt ngay 2/3 khoảng sân phía trước, để qua đó , phải băng qua một cái hồ nhỏ bằng một cây cầu xi măng , trên đó là non bộ , cảnh núi rừng như nhắc nhở những ngày bệnh xá trong chiến tranh " Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù"
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-01.jpg)
Tượng đài bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong khu vườn là điểm đến của nhiều đợt học tập sinh hoạt của thanh niên. Cây hoa sữa được trồng phía sau tượng đài như một chút nhớ thương Hà Nội gửi tới người con gái đất Hà Thành
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-02.jpg)
Tượng đài bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong khu vườn là điểm đến của nhiều đợt học tập sinh hoạt của thanh niên. Cây hoa sữa được trồng phía sau tượng đài như một chút nhớ thương Hà Nội gửi tới người con gái đất Hà Thành
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-03.jpg)
Ai có dịp qua Đức Phổ đều ghé thăm khu bệnh xá và thắp hương tưởng nhớ người con gái kiên trung, giàu lòng nhân ái
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-04.jpg)
Trưng bày giới thiệu những hiện vật, hình ảnh liên quan đến bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-05.jpg)
Khu bệnh xá không chỉ là nơi khám chữa bệnh mà còn là điểm tham quan, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc
Được sự chỉ dẫn của nhân viên bảo vệ , trưởng đoàn liên hệ và được hướng dẫn chúng tôi tham quan nhà lưu niệm , nơi lưu giữ nhửng kỷ vật thời chiến tranh của bệnh xá, tranh ảnh và cả con đường lưu lạc của cuốn nhật ký, Con đường và cuộc đời Chị và gia đình. cũng như tình cảm của nhân dân cả nước , bạn bè quốc tế dành cho Chị. Không đầy một giờ đồng hồ, là khoảng thời gian quá ngắn ngủi để tham quan, tìm hiểu khối tư liệu đồ sộ về Chị, người nữ bác sỉ, người trí thức cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
khoảng 10 giờ, bệnh xá ĐẶNG THÙY TRÂM đã xuất hiện bên đường, chúng tôi xuống xe đi bộ vào bên trong khuôn viên bệnh viện. Bức tượng toàn thân Chi được đặt ngay 2/3 khoảng sân phía trước, để qua đó , phải băng qua một cái hồ nhỏ bằng một cây cầu xi măng , trên đó là non bộ , cảnh núi rừng như nhắc nhở những ngày bệnh xá trong chiến tranh " Rừng che bộ đội , rừng vây quân thù"
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-01.jpg)
Tượng đài bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong khu vườn là điểm đến của nhiều đợt học tập sinh hoạt của thanh niên. Cây hoa sữa được trồng phía sau tượng đài như một chút nhớ thương Hà Nội gửi tới người con gái đất Hà Thành
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-02.jpg)
Tượng đài bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm trong khu vườn là điểm đến của nhiều đợt học tập sinh hoạt của thanh niên. Cây hoa sữa được trồng phía sau tượng đài như một chút nhớ thương Hà Nội gửi tới người con gái đất Hà Thành
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-03.jpg)
Ai có dịp qua Đức Phổ đều ghé thăm khu bệnh xá và thắp hương tưởng nhớ người con gái kiên trung, giàu lòng nhân ái
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-04.jpg)
Trưng bày giới thiệu những hiện vật, hình ảnh liên quan đến bác sĩ – liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi
![Hoài Nhớ](http://i1157.photobucket.com/albums/p589/doxuanthanh1/m-05.jpg)
Khu bệnh xá không chỉ là nơi khám chữa bệnh mà còn là điểm tham quan, giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc
Được sự chỉ dẫn của nhân viên bảo vệ , trưởng đoàn liên hệ và được hướng dẫn chúng tôi tham quan nhà lưu niệm , nơi lưu giữ nhửng kỷ vật thời chiến tranh của bệnh xá, tranh ảnh và cả con đường lưu lạc của cuốn nhật ký, Con đường và cuộc đời Chị và gia đình. cũng như tình cảm của nhân dân cả nước , bạn bè quốc tế dành cho Chị. Không đầy một giờ đồng hồ, là khoảng thời gian quá ngắn ngủi để tham quan, tìm hiểu khối tư liệu đồ sộ về Chị, người nữ bác sỉ, người trí thức cách mạng trong thời đại Hồ Chí Minh.
- Spam comment
- Đoàn Binh
- Aug 4, 2012 8:47 PM
Tèm tém tem vàng tươi roi rói.