31/7/12

HỘI KHÓA

VIDEO, KÝ SỰ : HỘI KHÓA 1969 - 72, 1973 - 78
Jul 31, 2012 8:36 AMPublicPageviews 1385
Trackback from

NHẬT KÝ HỘI KHÓA
1969-1972 và 1973-1978

Ngày thứ nhất

Tháng 7, Hoài Nhớ tui có hai cuộc hội khóa học sinh , sinh viên. Đó là hội khóa 40 năm ra trường cấp 3 Đồng hới và 40 năm vào trường C500 Thanh Xuân Hà Nội. Cả hai hội khóa này đều rất có ý nghĩa vì cái mốc 40 năm, khi ai cũng đã ngấp nghé tuổi 60, có chân tham gia " Câu lạc bộ người cao tuổi" hoặc " Hội cựu chiến binh" hay chí ít thì cũng thêm chức ông ( bà) nội ngoại trong gia đình mình. Vì tính chất của các cuộc hội khóa như vậy nên công tác tổ chức rất chu đáo và công phu.

Hội khóa 40 năm ra trường là hội khóa của niên khóa 1969- 1972 trường cấp 3 Đồng Hới, sẽ tổ chức tại khách sạn Đồng Hới, thành phố Đồng Hới vào hai ngày 21-22/7 bên dòng sông Nhật Lệ huyền thoại, đang hàng ngày thay đổi còn hội khóa 40 năm là hội khóa của khóa học , niên khóa 1973- 1978 ( C500 Thanh Xuân Hà Nội Nay là HVAN ) sẽ được tổ chức tại khu resort...bên một bãi biển của thành phố Đà nẵng đẹp như mơ có sông Hàn mộng mơ.

Lên Đường .
Sáng 13/7 Đoàn tập trung tại nhà khách Phương Nam. Trừ một số người vì lý do công tác và sức khỏe phải đi máy bay hay tàu hỏa, còn lại những người ham vui , trong đó có tôi lên chiếc xe du lịch của một doanh nghiệp trong khóa lên đường hướng về phía bắc, trước khi xe chuyển bánh đoàn còn nhận được món quà vui- 20 lít rượu Minh Mạng- của chị Võ Minh Tâm từ Vũng Tàu tặng hội khóa. Xe vượt hầm chui Thủ Thiêm (sông Sài Gòn) để ra đường vành đai vào quốc lộ số 1.Xe chạy hết địa phận Thành phố HCM thì Thái Hòa trưởng ban liên lạc thông báo sự thay đổi chương trình, đó là thay vì nghỉ ăn sáng tại Dầu Giây thì BTC đã chuẩn bị thức ăn sẵn ( giống như khi ở trường ) và ăn ngay trên xe. Thứ hai thay vì nghỉ đêm tại Tuy Hòa Phú Yên thì đoàn phải dời ra Qui Nhơn -Bình Đỉnh theo yêu cầu của thành viên khóa đang công tác tại Qui Nhơn.

Thức ăn sáng mang theo trên xe mà mỗi người được chia là 1/2 ổ bánh mỳ (không người lái) nói theo thời bao cấp, nhưng lại kèm dăm bon, thịt nguội Visan thời nay ( cái này đúng như hồi sinh viên , hai đứa một ổ bánh mì không người lái chia nhau mà lót dạ) . Đương nhiên là 1/2 ổ bánh mì không đủ năng lượng nên BTC tăng cường thêm cho mỗi người một phong lương khô 701, 702 bắt chước lương khô ba Tàu thời chống Mỹ nhưng sản xuất tại nhà máy bánh kẹo Hải Châu Hà nội do bạn Kim Thái mang theo. Bánh mỳ và lương khô, chỉ vậy thôi mà những kỷ niệm về những ngày cùng học cùng vui, mỗi sáng mỗi chiều ở C500 hay còn gọi là công trường E200 cứ cuồn cuộn tuôn trào. Đường số 1 nay không còn ổ voi ổ gà như xưa, mà nay phẵng lỳ rộng thênh thang nhưng bác tài luôn giử tốc độ trung bình 60/km/g vì luôn có những cuộc điện thoại từ Đà Nẵng gọi vào với nội dung " Đến đâu rồi và yêu cầu không cần gấp , đi chậm , bào đảm an toàn tuyệt đối ". Thành thử con đường cứ như dài ra theo từng câu chuyện củ được nhắc trên xe. Ăn lương khô bánh mỳ xong thì thằng Chí biểu diễn màn tiếp theo. Hắn nói :

Lương khô và bánh mỳ là thức ăn ở trường , còn cơm ém muối vừng là lương thực mà U tao chuẩn bị khi lên trường nhập học vào các kỳ nghỉ hè nghỉ tết . Nay tao mang theo thết đãi anh em, bây giờ là hàng cực độc

Thế là 5 cục cơm ém được mang ra xẻ thịt , muối vừng nay là ruốc thịt thơm ngào ngạt , lại luẩn quẩn trong cái xe máy lạnh , thơm nhưng có lúc cũng phải mở hết cữa kính cho bay bớt mùi. Rượu thuốc Minh Mạng mà Thái Hòa mang ra được hắn giới thiệu là " rượu thuốc Chị Tâm" và cao hứng , hắn còn giới thiệu đây là rượu thuốc của ông Bác Chị Tâm ( nguyên chủ tịch hội đồng nhà nước Võ Chí Công ) uống và tiếp khách ( uống thì ngon thật nhưng có thật như hắn nói không thì còn phải kiểm chứng) Hơn hai chục con người trên xe ai cũng cười cũng nói và cũng ...Dzô...Dzô duy chỉ có bác bác tài là im lặng, căng thẳng trong trách nhiệm đãm bảo an toàn cho thượng đế. Ấy thế mà còn bị giao nhiệm vụ : Bác tài phải thức , lái xe phục vụ các bác các chú vui chơi, lấy sự an toàn của các chú các bác làm niềm vui và hạnh phúc của mình . Cần nói thêm cho rõ, người viết bài này gọi bác tài là gọi theo nghề còn thực ra Th lái xe còn nhỏ tuổi và là cháu ruột một thành viên trong đoàn nên rất có tâm và trách nhiệm trong nhiệm vụ của mình và như đã giới thiệu là xe của một doanh nghiệp du lịch nên cũng luôn bị giao thông níu chân , kiểm tra giấy tờ nhưng tất cả đều "Thông qua" vì nhờ tài khéo nói của Thái Hòa mà không phải sử dụng giấy tờ công vụ.

XEM VIDEO:




Qua địa phận Thành phố Phan Thiết có chàng giao thông sau khi nghe trình bày lý do còn nhảy lên xe , giơ tay chào , rồi chúc các các xếp hội khóa vui vẻ," phó giám" của em cũng học khóa này, mấy hôm nay ổng vui lắm, nhưng ngày mai ổng mới đi. Nhiên liệu đã được nạp đầy đù, lại thêm chén rượu chị Tâm làm ai cũng phấn khích. Qua khung cữa kính các thành phố , làng mạc, cánh đồng nắng cháy của Bình Thuận, Ninh Thuận dần lùi lại phía sau, những dàn Thanh Long , dàn Nho dọc hai bên đường dẩu phải chịu cái nắng nóng khô khốc của miền nam trung bộ nhưng vẩn mọng nước căng tròn lủng lẳng treo mình lơ lững, lấp ló dưới tán lá xanh um, lúc lắc dung đưa trong gió. Gần trưa, trời nắng nóng nhưng xe chạy gần biển nên cũng mát mẻ, vùng này , đất hẹp nên đường bộ và đường sắt có khi chạy bên nhau, trườn qua nhau, gối lên nhau cứ như rồng như rắn. Ninh Thuận nắng và gió , núi và biển kéo dài cả trăm cây số. Tàu Thống nhất chạy ngược chiều, kéo một hồi còi dài như chào gọi.

Đất Ninh Thuận, lại có chuyện bàn tán xung quanh việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phía xa kia là biển đông đang dậy sóng xung quanh việc chàng khổng lồ ba tàu đang dương oai diễu võ, họ ra sức phản đối luật biển của ta vừa được quốc hội thông qua bằng gây rối , quấy nhiểu và đỉnh điểm là thành lập cái gọi là thành phố Tam sa, mời thầu khai thác dầu khí trong vùng lảnh thổ Việt nam. Chyện đại sự quốc gia là vậy nhưng nay đoàn học sinh chúng tôi là đi ... hội khóa. và ngắm mấy cái tuốc bin điện gió do Cộng hòa liên bang Đức xây tặng Ninh Thuận, có sãi cánh bằng cả sãi cánh máy bay , hứng gió biển tạo điện năng cho Ninh Thuận sử dụng. Gió càng lớn thì cánh quạt quay càng nhanh tích điện càng nhiều. Trưa, mặt trời đứng bóng , gió và nắng, Núi và biển, đường bộ và đường sắt về đây hội tụ. Biển CàNá một màu xanh bất tận sóng vổ dập dờn. Đoàn tàu thống nhất Nam bắc hụ một hồi còi dài chào Cà Ná và chúng tôi. Cà Ná điểm dừng nghỉ đầu tên của chúng tôi trong hành trình đã hiện ra. Có đi đường bộ , mới có cảnh này , tuyệt vô cùng... Non xanh nước biếc

D5


Biển Cà Ná đẹp vô cùng, nước xanh biêng biếc, gió thổi lồng lộng, người xe tập nập ra ra vào vào. Hứng ngọn gió biển thay cho hơi lạnh trên xe, một thoáng thư giãn, ngất ngây. Còn nhớ, những năm mới giải phóng, vùng này còn rất hoang sơ, không nhà cữa , hàng quán, không ánh sáng và gì cũng không, chỉ có chổ ( ....) thì bao la bất tận. Qua vùng này xe chỉ chạy ngày không dám chạy tối vì sợ Furo và tàn quân lẩn trốn trên núi xuống chặn cướp bóc.
Một bữa cơm trưa ấm lòng chiến sĩ, với các món thủy sản tươi nguyên, xanh xanh đĩa rau muống luộc vắt chanh, tý bột ngọt, dĩa cà pháo chấm mắm tôm cay cay nồng nồng thêm chén rượu Minh Mạng mang theo hay chai bia Sài Gòn . Cơm nóng , ăn kèm cá biển kho tộ, cái lẩu đầu cá mú nghi ngút khói nấu với măng chua dưa chua , nhìn không thôi cũng thấy ngon chứ chưa cần thưởng thức. Nhìn chung thì phong cách phục vụ ở đây là được, do làm nhanh , đồ ăn nóng nhưng phải hết sức thận trọng với những câu " Xin lổi " " Cảm phiền " " Thông cảm" hay "bỏ qua" của nhân viên tính tiền do những lổi cố ý của họ như thêm món , tăng số lượng giảm chất lượng các món ăn...nhiều chiêu lắm.

Cuộc hành trình được tiếp tục khi trên xe một số thượng đế đã chìm dần vào giấc ngủ, đoạn này đường tốt, gió biển nhiều âu đó cũng là chuyện thường tình nhưng tôi thì cứ căng mắt mà nhìn , nhìn trời , nhìn biển , nhìn đèo và dốc, nhìn những đoàn xe ngược xuôi Nam bắc cả hoàng hôn chiều sắp buông xuống . Đoạn này có nhiều đèo , dốc nên xe chạy chậm . Vùng Nam trung bộ, địa giới các tỉnh được xác định bằng các Đèo thì đoạn này là địa giới của Phú Yên và Bình Định.
Cảng Vũng Rô đây rồi, xe dừng. Thôn Vũng rô, xã Hòa Xuân Nam, Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú - Yên . Nơi đây trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước từng đón nhận hàng ngàn chuyến tàu không số chở vũ khí đạn dược từ Miền Bắc vào chi viện cho chiến trường Nam Trung bộ. Đường Hồ chí Minh trên biển bây giờ là tấm bia di tích ghi nhận chiến công của hàng ngàn chiến sỉ vận tải biển " Ra đi không hẹn ngày trở lại, tấm thân này e nằm lại đáy biển sâu". Lật giở trang sử truyền thống của lực lượng vận tải đường mòn Hồ chí Minh trên biển, tôi cũng có đôi chút tự hào về Quê hương tôi - Quảng Bình, khi từ những năm 1960 Đảng , Bác Hồ , quân ủy trung ương tin tưởng chọn làm nơi huấn luyện, tập dợt cho tàu và các chiến sỉ vận tải biển, Vùng biển Quảng Hòa, Quảng Thuận , Quảng Phúc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã bao lần chứng kiến lễ truy điệu sống các chiến sỉ tàu trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Chào tạm biệt nhé Vũng Rô, một buổi chiều sắp tắt nắng
D5


Lên đường thêm gần hai tiếng rưởi nửa thì vào đến địa phận Thành phố Quy Nhơn và có người đón, dẫn đường cho xe vào thành phố. Qua nhiều con phố nhỏ to, tận mắt nhìn thấy diện mạo mới mẻ của Quy Nhơn to đẹp, đàng hoàng nhưng cũng có đôi chút chạnh lòng khi nhìn thấy dọc hai bên đường,công viên. Các ghế đá , bồn hoa, cây cảnh được nhà chức trách dùng dây xích khóa lại với nhau. Chắc chắn chỉ vì lý do bảo vệ, chống ăn cắp. Xe dừng lại, nhà khách bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định- số 2 đường Lê Lợi thành phố Quy Nhơn.

Chào nhé, Quy Nhơn , thủ phủ của tỉnh Bình Định, nơi đây cách đây có tới 20 năm tôi đã có lần dừng chân ghé lại trong một chuyến du lịch thăm sông Hương núi Ngự, cố đô Huế và phố cổ Hội An. Cũng thành phố này cách đây ba bốn năm, Nhà báo Hà Tùng Sơn ( Thọ Lộc) công tác tại đài PT- TH Bình Định nhiều lần mời gọi tôi ra chơi nhưng chưa thực hiện được thì nay hắn đã nghỉ hưu vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh ." Khi tôi đến thì bạn lại đi , đất Quy Nhơn hai ta đều khách, Nhớ bạn khi xưa ở Quy Nhơn, Nay từ Quy Nhơn tôi thêm nhớ bạn "

Cơm nước xong, từ ban công nhà khách, nhìn ra một công viên thoáng đãng phía trước, tôi bấm số di động gọi cho Hà Tùng Sơn: A Lô. Sơn hả, đang ở đâu đó !
Mình đang ở đại học Bình Dương, ngày mai làm thêm mấy cuốc nữa chiều mai mới về ( một cuốc là một tiết dạy- NV ) có lẽ hắn tưởng tôi gọi đi nhậu!
_ Không quan trọng, tớ đang ở Quy Nhơn đây, nhớ bạn gọi thăm thôi
- Đi đâu ngoài đó ? thật không , thật không
- Về thăm Đà nẵng đẹp như mơ, mơ cho Quy Nhơn đẹp như Đà Nẵng
- Tiếng HTS vọng lại trong máy: Sướng hè... sướng hè, tiếc ... hè , tiếc ... hè. Lại thêm uổng hè, uổng hè. Ước gì được là một cánh chim, mình ra với bạn, bạn mình gặp nhau, đất Quy Nhơn nhớ lắm thương nhiều, đi rồi vẫn muốn trở về Quy Nhơn.
Nói vậy thôi chứ tớ chỉ dừng chân, nghỉ lại Quy Nhơn một đêm, ngày mai ra Đà Nẵng. Nhờ bạn tham mưu cho mình nên tham quan địa điểm nào, trước khi rời Quy Nhơn.
- Có hai nơi , trước tiên là mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, nhà thơ quê miềng đó, nhưng lên đó mà đi cả đoàn thì hơi lâu, thành thử đoàn nên tham quan Cầu Thị Nại, một công trình mới xây dựng , nối quy Nhơn vươn ra phía nam với đầm Thị Nại, ngoài đó đang có nhiều dự án lớn đang xây dựng

Cám ơn nhé, điều này chắc cũng nằm trong chương trình đó. Và với tôi cũng hoàn toàn mới, còn mộ Hàn Mặc Tử thì tôi đã đến'
Năm 1990, tôi đã có dịp lên thăm Mộ Hàn trong một buổi chiều tắt nắng, lất phất mưa. Mộ Ông trên một ngọn núi thuộc gành Ráng nhìn xuống biển Quy nhơn, trong xanh dịu mát , thắp cho nhà thơ tài ba nhưng ngắn số một cây đèn cầy ( sáp) theo phong tục thiên chúa giáo và một nén nhang( theo phong tục phật giáo ) mà lòng cầu chúc cho linh hồn ông được thanh thản ở chốn Thiên đường cùng Chúa hay miền cực lạc, nơi suối vàng .
Thôi nhé Chào Quy Nhơn, ngày mai chúng tôi lại lên đường.

Xin cáo lổi linh hồn nhà thơ Hàn Mặc Tữ, đồng hương Quảng Bình cùng Tôi. Một ngày gần đây thôi, tôi sẽ đến nhà thờ Tam Tòa - Đồng Hới, nơi Ông được sinh ra để nghe bạn bè đọc thơ ông " Đây thôn Vĩ Dạ"
........................................................................................................................................................................................................................................

Hết ngày thứ nhất và xin đính chính - Nhà khách BCH -QS tỉnh ( Số 2 đường Lê Lai)

  Cám ơn Hoxuannu đã xem bài và đính chính giúp cho HN những sai sót trên, HN xin cáo lổi bạn đọc và nói lại cho rỏ theo nguyên văn đính chính của người trong cuộc- HOXUANNU   -Hoài Nhớ  (NDM)


          Anh HN ơi, anh đã nhằm rồi “ngắm mấy cái tuốc bin điện gió do Cộng hòa liên bang Đức xây tặng Ninh Thuận” không phải ở Ninh Thuận mà đó là Nhà máy Phong điện 1, với 20 tua-bin gió vừa được khánh thành tại tỉnh Bình Thuận ngày 18/04/2012. Đây là nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào hoạt động, và có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Nhà máy khởi công năm 2008, đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Ngày 14/5/2012, tại Hội thảo về kỹ thuật điện gió diễn ra tại Ninh Thuận, Tập đoàn điện gió Timur (Malaysia) và UBND tỉnh Ninh Thuận đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư về năng lượng điện gió tại tỉnh này. Tổng quy hoạch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận gồm 14 dự án điện gió có thể tạo ra được 1.500 - 2.000 MW , tuy nhiên, rất nhiều nhà đầu tư điện gió ký kết giao kèo, cam kết hợp tác trong nhiều kỳ hội thảo mà vẫn còn nằm trên giấy. Đến nay các nhà đầu tư này vẫn chưa triển khai dự án. 





Bình luận
Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét