21/10/12

NGUYEN TU THOAN


NGUYỄN TƯ THOAN " THƠ CHO ĐỜI VÀ ĐỜI CHO THƠ"
Oct 21, 2012 4:02 PMPublicPageviews 1988
Trackback from


Trong cuộc sống, có biết bao con người dù đã đi xa nhưng tình cảm, lối sống như vẫn còn hiển hiện giữa cuộc đời. Bởi lúc sinh thời họ sống hết mình vì mọi người. Nhất là đối với những người được giao trọng trách làm người " đầy tớ của nhân dân" trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước
Giữa bom đạn quân thù họ không nao lòng !
Giữa bộn bề khó khăn của cuộc sống, họ không lùi bước
Họ luôn đặt lợi ích của Đảng , của cách mạng , của nhân dân lên trên hết, họ luôn đặt lợi ích của cộng đồng xã hội trên lợi ích cá nhân mình , gia đình mình và con cái mình'
Người viết muốn nói đến một con người như vậy, ông là cố " bí thư  tỉnh ủy Quảng bình thời đất lửa" Nguyễn Tư Thoan. Thời chống pháp và chống Mỹ, ông nổi danh là một chủ tịch tỉnh,  một bí thư tỉnh ủy xuất sắc, miệng nói tay làm, tai lắng nghe đã " vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của đảng vào thực tiễn sản xuất và chiến đấu của Quảng Bình" là một con người có tư duy nhạy bén, ông đã cùng tập thể tỉnh đảng bộ Quảng bình phát động nhiều phong trào  thi đua yêu nước trong chiến đấu , phục vụ chiến đấu và sản xuất trên các lỉnh vực  được Đảng , Bác Hồ và  trung ương khen ngợi.
Để làm được những việc đó, ông phải có một bản lỉnh, một nhân cách và một tư duy lảnh đạo cương quyết , khôn khéo và quyết đoán, dám làm dám chịu trách nhiệm trong một cơ chế do Đảng lảnh đạo. Cũng vì vậy, mà không phải lúc nào ông cũng được lòng hết với mọi người xung quanh, có nhiều người ghen ghét, ganh tỵ nên bới  móc chuyện này chuyện nọ, trong cuộc đời của ông  gây  hệ lụy cho cuộc đời ông, sự nghiệp chính trị của ông  mà cho đến nay và chưa biết đến bao giờ mới có hồi kết).* 


Trong phạm vi bài này, Hoài Nhớ tui xin viết về Ông ở một khía cạnh khác, đó là:


         Nguyễn Tư Thoan - Thơ cho đời và đời cho thơ


Ngày 5/8/1964 chiến tranh mở rộng ra miền bắc , trong đó Quảng Bình là một trong những địa phương bị đánh phá bằng không quân và Hải quân của Mỹ. Nhưng thực tế trước đó, Quảng Bình đã là chiến trường của cuộc chiến tranh tâm lý, chiến trang phá hoại của chính quyền Sài Gòn bằng gián điệp biệt kích, bắt bớ lôi kéo ngư dân đánh bắt cá trên biển.Tháng 2/1969 để tổng kết, động viên tinh thần chiến đấu và sản xuất của người dân, Ông có bài thơ"

        TA VUI CHƯA TRỌN BÀI CA QUẢNG BÌNH
Ta hát tiếp bài ca
Quảng Bình quê ta yêu quý
Đã trọn bốn mùa đánh Mỹ
Hôm nay thắng lợi về đây

 Đứng ngắm núi cao biển rộng sông dài
Nghe sóng vỗ rì rào bên hàng dương bát ngát
Nghe gió đại ngàn thổi từ Trường sơn cao vút
Xua bóng quân thù ra giữa đại dương
Ta đứng nơi đây nhìn lại quê hương
Làng xóm bị đạn bom quân thù tàn phá
Nhìn Đồng Hới thân yêu ngổn ngang gạch đá
Nhưng dòng Nhật Lệ nước vẫn trong xanh
Nhìn cỏ cây vẫn đâm lộc nảy mầm
Nhìn mặt đất vẫn tươi mảu nhựa sống
Bốn mươi vạn người vẫn hiên ngang hùng dũng
Già, trẻ, gái , trai như hoa nở mùa xuân


Tiếng ai hát rộn ràng trên những dòng sông
Như tiếng của mấy O dân quân Nhân Trạch
Hay Cự Nẫm , Cảnh Dương, Bảo Ninh , Quảng Phúc
Hoặc Đại Phong , Quang Phú, Võ Ninh
Và Ngư Thủy anh hùng những cô gái pháo binh
Tất cả đều vang khúc Quảng Bình chiến thắng


Tất cả để ca ngợi Miền Nam và Trị Thiên anh dũng
Ca ngợi cả Việt nam dân tộc anh hùng
Cám ơn bạn bè Âu , Á, Tây , Đông
Đã giúp ta trong những ngày khói lửa
Ta vui hát nhưng chỉ vui một nửa
Nên điệu hò còn căm giận lẫn yêu thương.


Bạn có hay chăng đã mấy chục năm trường
Bác đã thức thâu đêm vì hai miền chia cắt
Thương Việt nam , thương cả người sống trong tủi nhục
Nên mỗi ngày tóc Bác bạc nhiều hơn.

Nhưng mỗi khi nghe tiếng Bác hô lênThì cả triệu người hân hoan xốc tới
Quảng Bình ta quyết làm theo lời Bác dạy
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Ta thắng lớn rồi Mỹ đã thua to
Đòn sấm sét chưa tỉnh giấc mơ tòa Bạch ốc.

Lũ chó sói còn gầm gừ ở Lầu Năm Góc
Bầy nhặng xanh đang bâu bẩn nữa thân mình
Miền Nam ơi! tiền tuyến gọi : Có Quảng Bình
Miệng tuy hát nhưng tay vẫn ghì chặt sung.

Tin tưởng ngày mai ta quyết tâm xây dựng
Xây dựng quê hương mình để tiếp sức với Miền Nam
Đến ngày thắng lợi hoàn toàn
Hai Miền thống nhất Bắc Nam một nhà
Đón mừng bầu bạn gần xa
Ta vui hát trọn bài ca Quảng Bình 

                       (22/2/1969)

Nếu tựa đề bài thơ là :" 
Ta vui chưa trọn bài ca Quảng Bình ": thì câu kết Ông lại viết:

 "
Ta vui hát trọn bài ca Quảng Bình"

Từ 1960 đất nước ta chuyển sang giai đoạn mới, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I là xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, trong đó Quảng Bình có một vị trí đặc biệt quan trọng , vừa thực hiện hai chức năng là xây dựng Quảng Bình tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH và hậu phương trực tiếp cho cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam. Ta vui chưa trọn đối với công cuộc xây dựng CNXH thì chiến tranh xảy ra và xảy ra ngày một ác liệt.
Đến 1968, khi cuộc chiến tranh đang diễn ra một cách ác liệt, khắp nơi trên mỗi vùng quê Quảng Bình, khí thế chiến đấu và chiến thắng dồn dập và tội ác của giặc Mỹ cũng lan tràn khắp nơi. Ông có hai bài thơ , để động viên tinh thần chiến đấu cho quân và dân tỉnh nhà . Bài "Nhớ đồng chí Phùng" tặng Đảng bộ huyện Tuyên Hóa (đã đăng) và kế đến là bài, TÔI LẠI LÀM THƠ như một khúc khải hoàn ca , ca ngợi sức sống và  chiến đấu dũng cãm của đồng bào , đồng chí của ông. 


            TÔI LẠI "MẦN "* THƠ
Từ dạo viết bài thơ đồng chí Phùng
Đến hôm nay đã gần bảy tháng
Tôi đã tưởng vốn thơ tôi đã cạn
Nhưng giờ đây tôi lại làm thơ
Để ca ngợi quê hương mình đẹp lắm
Đẹp mỗi tên làng tên núi tên sông
Đẹp biết mấy những con người dũng cảm
Đánh Mỹ bốn năm trời liên tục tấn công
Gần sáu vạn lần máy bay bắn phá
Hàng vạn tấn bom dội xuống xóm làng
Địch họa thiên tai chà đi xát lại
Mà trẻ , già, trai , gái vẫn hiên ngang
Tay súng tay cày nhằm thẳng máy bay mà nhả đạn
Tay súng tay chèo nhè hạm đội bảy tấn công
Đã thiêu xác hơn năm trăm máy bay trong lửa bỏng
Đốt cháy nhấn chìm bốn mươi lăm tàu chiến giữa biển đông
Đục núi khoan lèn xây nhà máy mới
Lấp bom nhặt đạn khoai lúa kín đồng
Cầu nối lại xe qua nhà cứ dỡ
Đường chưa thông thì chẳng tiếc máu tiếc xương
Thuyền cứ vượt thủy lôi đưa hàng lên phía trước
Xe băng bom nổ chậm chở đạn đến tiền phương
Trút gạo trong nồi cho Miền Nam không tiếc
Ăn cháo rau đánh Mỹ khỏe như thường
Trong khói lửa nở đầy hoa hai giỏi
Gặp khó khăn xuất hiện lắm anh hùng
Cả nước gửi về lòng yêu mến
Quảng Bình Ơi ! Biết mấy yêu thương

 Ai hay chăng chiều nay trên tuyến lửa
Ta về đây mở hội mừng công
Rước huân chương, thơ , cờ , ảnh Bác
Đến với mọi nhà đang ao ước chờ mong
Tất cả hân hoan niềm vinh dự lớn
Càng thấy mình trách nhiệm nặng nề hơn
Giặc Mỹ thua đau ở cả hai miền
Vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược
Đứng ở vị trí tuyến đầu miền Bắc
Quảng Bình ta đi trước về sau
Nhưng Quảng Bình cũng rất đáng tự hào
Vì đã cùng được Miền Nam chia lửa
Cuộc chiến đấu rồi đây gian khổ nữa
Và sẽ còn thêm những tổn thất hi sinh
Không thể nào lay chuyển được tinh thần
Của bốn mươi vạn người nguyện xã thân cứu nước,
Tội ác giặc Mỹ đã bao năm chồng chất
Cỏ cây cũng căm giận, sông núi cũng oán hờn
Thữ hỏi ai không tím ruột bầm gan
Với giặc Mỹ chỉ một còn một mất
Ta nhất định thắng, quân thù phải chết
Dẩu mất thêm ít máu và mấy vạn nóc nhà
Không có gì quý hơn độc lập
Thắng lợi rồi xây lại quê ta,


Nhà máy nông trường , thành phố mới
Đường rộng thênh thang liền với Trị Thiên
Chặn suối ngăn sông, khoanh vùng thủy lợi
Cho cánh đồng năm tấn lúa thơm
Rừng sâu , gổ quý , biển rộng cá ngon
Ta quyết giữ quê ta giàu đẹp mãi
Thành thị nông thôn hồng tươi ngói mới
Hang cùng ngỏ hẽm điện đỏ sáng trưng
Sáng từ Qui đạt , sáng đến Minh cầm
Sáng xuống Ba Đồn, sáng vào Đồng Hới
Sáng lên Long Đại sáng tới Kiến Giang
Sáng ra Đèo Ngang, sáng về Mụ Giạ
Soi tận đỉnh đèo để ta chặt cây phá đá
Xây tượng Bác Hồ giữa đỉnh Trường Sơn
Ta dựng tượng Bác Hồ lên đại lộ Hồ Chí Minh


Bốn biển năm châu bạn bè đồng chí
Đến Việt Nam xin mời đến Quảng Bình
Để xem quê hương tôi cảnh đẹp người xinh
Già trẻ gái trai tưng bừng ca hát
Quảng Bình quê ta ơi! điệu hò tha thiết
Tiếng đò đưa xen lẫn giọng hò khoan:


 "Quảng Bình anh dũng tuyệt vời
Đánh Mỹ cũng giỏi chống trời cũng hăng
Quê ta vang dội chiến công
Đẹp như bài ca trên sông Nhật Lệ
Như khúc hát chiến thắng sông Gianh
Như Động Phong Nha, như đèo Ngang , Mụ giạ
Như Đại lộ Hồ Chí Minh anh hùng"


Tôi đang viết bản trường ca chưa kết thúc
Thì cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt từng giờ
Nên phải đợi lửa thử vàng gian lao thử sức
Đánh Mỹ xong rồi tôi viết trọn bài thơ

*Mần- Làm
(2/9/1968) 


Lời thơ mộc mạc chân thành thể hiện ngay ở mấy câu đầu, đó cũng là tình cảm thật của ông, bởi :

Từ dạo viết bài thơ đồng chí Phùng
Đến hôm nay đã gần bảy tháng
Tôi đã tưởng vốn thơ tôi đã cạn
Nhưng giờ đây tôi lại làm thơ
 "

    Ông lại làm thơ và vì ông không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nên thơ ông cũng chất phác, bình dị như cuộc đời của ông vậy, đó là tiếng lòng của Ông , là những việc làm của ông, là hạnh phúc của Ông và là mơ ước của Ông cho một Quảng Bình vì cả nước cùng cả nước đi lên, cho Quảng Bình tỏa sáng lòa cùng năm châu bốn biển. Thú thật người viết bài này ban đầu chỉ có ý trích đoạn hay tóm tắt từng phần vì bài thơ khá dài , nhưng khi đã bắt tay vào  viết, dán mắt vào bài thơ thì... thật có lổi nếu lược bớt một số câu, hay một số đoạn, làm vậy e người đọc không thấy cái hay cái logíc  của vấn đề, cái liên tục của các sự kiện.Với lại ông không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nên thơ mà không thơ, nó là bản báo cáo tổng kết cả một quá trình " Đánh Mỹ bốn năm trời liên tục tiến công, gần sáu vạn lần máy bay đánh phá, hàng vạn tấn bom dội xuống xóm làng, Địch họa thiên tai chà đi xát lại...mà trẻ , già , trai , gái vẫn hiên ngang. Đó cũng là  kết quả các phong trào " Tay súng tay cày " " tay chèo tay súng" của Quảng Bình : sản xuất giỏi chiến đấu giỏi như Bác Hồ và trung ương khen tặng. Thơ ông như đường cày, nhát cuốc trên đồng ruộng, như mẻ lưới chiều muộn trên sông Nhật kệ hay phía biển Bảo Ninh-- Quang Phú- Cảnh dương, có lúc khoan thai như tiếng chèo mẹ Suốt chở khách sang sông hoặc ầm ào dưới mưa bom bảo đạn. Thơ ông cũng có khi như tiếng nổ xình xịch reo vui trong Phong Nha- Đồng Lỡ- U Bò khi những nhà máy xí nghiệp dời quê lên sơ tán.

"
Ai hay chăng chiều nay trên tuyến lửa
Ta về đây mở hội mừng công
"

là hạnh phúc bình dị , cũng là quyết tâm là định hướng của Ông khi :

"Giặc Mỹ thua đau ở cả hai miền
,vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược"

 Và :

"
Không có gì quí hơn độc lập tự do
Thắng lợi rồi xây dựng lại quê ta
"

 Để:

Bốn biển năm châu bạn bè đồng chí
Đến Việt Nam xin mời đến Quảng Bình
Nghe điệu hò thân thiết, xen lẫn giọng hò khoan


là viễn cảnh tương lai, là cái đích phải đến của hơn bốn mươi vạn đồng bào đồng chí Quảng Bình
Tưởng vốn thơ đã cạn, nhưng tôi lại làm thơ và không dừng ở thơ, như ông tự nhận ở cuối bài:

"Tôi đang viết bản trường ca chưa kết thúc
Thì cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt từng giờ
Nên phải đợi lửa thử vàng gian nan thử sức
Đánh Mỹ xong rồi tôi viết trọn bài thơ
"


Cũng cần nói thêm , niềm tin của ông là hoàn toàn có cơ sở, bởi vào thời điểm đó cách mạng đang sục sôi , bão đã nổi lên rồi từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến đồi núi. Năm đó lời chúc tết Mậu Thân của Hồ chủ Tịch như tiếng kèn xung trận:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng lợi tin vui khắp nước nhà
Nam- Bắc thi đua đánh Giặc Mỹ
Tiến lên !
Toàn thắng ắt về ta
 "


Nhưng với ông, lời hứa  "Đánh Mỹ xong rồi tôi viết trọn bài ca" đã không và chưa thực hiện được bởi nhiều lý do. * Cho đến sau năm 1973, hiệp định Pa ri được ký kết , tết năm đó , ông Lê Duẫn vào Quảng Bình chia sẽ  niềm vui với nhân dân ta, ăn tết tại Quảng Bình sau ngày vui chiến thắng.Chuyến công tác đó của ông Lê Duẫn  tại Quảng Bình có lẽ cũng là lần gặp gở , lần làm việc cuối cùng  của Ông, trên cương vị Bí thư tỉnh ủy để sau đó, Ngày 20/6/ 1973 ông Thoan được đi điều trị bệnh, an dưỡng ở Cộng hòa dân chủ Đức và tham quan một số nước bạn XHCN cho đến 20/10/1973 về lại Quảng Bình và sau đó mọi việc đã xảy ra- như đã nói ở trên- Đến nay và chưa biết đến khi nào mới có hồi kết.
Những năm tiếp theo hầu như ông không làm bài thơ nào nữa, kể cũng phải thôi  vì " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Ông "Tâm sự": Vì hồi chống Mỹ Quảng Bình bị đánh phá ác liệt nhưng quân dân Quảng Bình chiến đấu anh dũng được Bác Hồ khen nên tôi có làm thơ để động viên cổ vũ phong trào. Trong bài thơ đó, câu kết thúc tôi có hứa là đánh Mỹ xong rồi tôi viết trọn bài thơ. Nhưng sau khi đánh Mỹ xong tôi mất chức về hưu nhiều người cứ nhắc đến bài thơ, hỏi vì sao anh hứa đánh Mỹ xong sẽ viết trọn bài thơ, sao không viết cho trọn. Lúc đầu tôi nói chơi là họ lấy mất bút rồi. Người ta lại bảo không có bút thì đọc miệng, nên tôi ứng khẩu tám câu như sau. (Sau này ông đặt tên-Tâm sự )
Năm xưa tôi hẹn tiếp bài thơ
Đời viết thơ văn họa chẳng ngờ
Có kẻ bao che phường lái lợn
Cảm tình dung túng lũ bán tơ
Lương tâm tráo trở khôn dò xét
Thế sự xoay chiều khó ước mơ
Hai giỏi quê ta ơi ! Vẫn đẹp
Tiếc mình không viết trọn bài thơ
 
Ngoài ra, trong thời gian nghỉ hưu ở Đồng Hới, thỉnh thoảng ông còn họa một số bài thơ hay của Tố Hữu để ngâm và ngẫm sự đời, tìm lại niềm vui cho cuộc sống.Thăm thú bạn bè, hay trở lại " chiến trường xưa" trong chiến tranh , những nơi ông vào sinh ra tử, sống trong sự đùm bọc của nhân dân. Về thăm Công trình thủy lợi Rào Nan, Ông viết:


            KỶ NIỆM RÀO NAN
Mười lăm năm chẳn xa Rào Nan
Nay trở về thăm lại đập tràn
Đá vẫn bền gan cùng nắng lửa
Đập còn trụ vững giữa không gian

Mây trắng bồng bềnh mây trắng trôi
Điện tải sang sông nước vượt đồi
làng quê trãi rộng xanh trời đất
Lòng trong như nước lọc bao đời.

Gặp bạn tâm đầu tóc điểm bạc
Bát chè xanh thắm củ khoai lùi
hạt gạo mùa vô thơm cốm mới
Ô cữa nhà lên mắt nhớ ai

 Tôi nhớ năm xưa mảnh đất này
 Phù sa mặn chát đôi bờ cây
Trái thơm chín muộn hồn khao khát
Cách mạng triều lên hết đắng cay

Kháng chiến thành công vừa bốn năm
Công trình thủy lợi tuyến Rào Nan
Đất trắng tay không bàn tính mãi
Mười năm đằng đẳng vẫn chưa làm

Trở lại Rào Nan giữa trưa hè
Gió đồi thông rộng xót lòng ve
Bí thư huyện ủy trần lưng lặn
Đo được nông sâu mới chịu về

Công trình phát động giữa ngày xuân
Cả huyện bừng bừng thế tiến quân
Vang tiếng đồng thanh như vỡ đất
 Làm nên  sự tích một Rào Nan

Ra về lòng dạ cứ bâng khuâng
Vừa nghĩ, vừa lo , xen nổi mừng
Phải trái phân minh tình trọn vẹn
Quê hương hai giỏi vạn anh hùng

Tạm biệt Rào Nan để mấy lời
Nổi chung canh cánh nổi riêng tôi
Người xưa cảnh mới bao lưu luyến
Kỷ niệm Rào Nan đến trọn đời
 
          ( Trung thôn 10/9/1988)

Mười ba năm sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, Quảng Bình quê hương ông chỉ còn là cái bóng lu mờ của Bình - Trị - Thiên. Thị xã Đồng Hới một thời được mệnh danh là thị xã Hoa Hồng, tỉnh lỵ của Quảng Bình chỉ là một đống gạch vụn, hoang tàn như vô chủ.  Đến năm 1989 tỉnh Bình Trị Thiên chia tách, Quảng Bình tái thành lập trong niềm vui chung của cán bộ và nhân dân toàn tỉnh, trong đó có Ông, một cán bộ hưu trí , nguyên bí thư tỉnh ủy. Tuy bị người ta "lấy mất bút" như ông nói, nhưng trước niềm vui đó ông lại "Mài bút và vung bút " viết.


            VỀ LẠI QUẢNG BÌNH

                            ( Tặng quê hương hai giỏi)
Mười ba năm ẩn tích mai danh
Nay lại về đây ơi Quảng Bình
Nhật Lệ nước reo đò Mẹ Suốt
Hoành Sơn nổi khúc nhạc Hoàng Vân

Nếu ai hỏi quê ta đồng lúa tốt
Xưa mang bầu đi khỏi Ô Châu
Khoai sắn suốt chín năm đánh pháp
Có Cảnh Dương , Cự Nẫm , Xuân Bồ.

Nếu ai hỏi quê ta nhiều ngói mới
Xưa lầm than nay hóa anh hùng
 Mười năm đứng tuyến đầu Miền Bắc
Sáng đỏ cờ Quang Phú , Đại Phong .

Nếu ai hỏi quê ta đánh Mỹ
Đạn bom thù cày nát cả đồi hoang
Xe chưa qua dỡ nhà không tiếc
Chút gạo tình chia lửa với Miền nam

Thừa Thiên nhớ Huế mậu thân
Đông Hà Quảng Trị Cổ thành tiếng thơ
Nhà tan cữa nát cũng ừ
Quyết tâm đánh Mỹ cực chừ sướng sau
Quê hương biết mấy tự hào
Hẹn ngày thống nhất tôi vào với anh
Ngày vui về hội giữa kinh thành
Cung điện điêu tàn bóng thực dân
Chiều đến Văn lâu nghe mái đẩy
Đêm Hương Giang chạnh nhớ Nam Bình.
Nước non ngàn dặm ra đi
Núi cách sông ngăn hợp lại chia
Đâu phải Huyền Trân duyên đổi chác
Phấn son xong nợ bỏ ra về.

Về gần lại nhớ những năm xa
Bình Trị Thiên thân thiết ruột rà
Muối mặn gừng cay đừng bỏ nghĩa
Như ngày nào củ sắn chia ba.

Ta về quê cũ Ô Châu
Biển bạc rừng vàng đất ước mơ
Hơn nữa triệu người tài sức mới
Chung tay xây dựng một cơ đồ.

Tôi đang viết bài thơ chưa trọn
 Mừng Quảng Bình " Hai giỏi " mến thương
 Bổng nhớ chuyện Xa Cô tìm hạnh phúc
 Đời thêm vui để sống trọn với quê hương
                (Đồng Hới , tháng 7/1989)

Nhưng có ai ngờ đây là bài thơ cuối cùng của ông , bởi cuối năm đó( 1989 ) Ông vĩnh biệt " nổi buồn nhân thế" và bài thơ chưa viết trọn. Để lại niềm tiếc thương vô hạn cho bạn bè, đồng chí và người thân.

MỘT SỐ BÀI THƠ CHO ĐỜI:



          Anh- NGƯỜI BÍ THƯ THUỞ ẤY

                               Thương nhớ đồng chí NTT

 
Những năm tháng cam go- Tôi biết
 Anh trở trăn theo bao nổi nhọc nhằn
 Theo mỗi làng quê đạn bom thù phá
Theo mỗi hộ dân cần cái mặc cái ăn

 Theo tiến độ đường giao thông liên xóm
 Để sẽ chia, nối kết lòng dân
Và, đau đáu với cánh đồng khô hạn
Thủy lợi là tình Đảng hóa đồng xanh

 Và, với anh, người bí thư tận tụy
Biết thắp lên ngọn lửa sáng quê hương
" Xe chưa qua thì nhà không tiếc
Đường chưa thông không tiếc máu tiếc xương"

 Ôi , quả vậy những tháng năm khói lửa
Người bí thư người lính tiên phong
Luôn có mặt ở nơi nguy hiểm nhất
" Nhớ đồng chí Phùng" như kèn trận tiến công!

 Không thể khác, khi tỏ niềm tâm cảm
Anh - Người bí thư Tỉnh ủy biết vì dân
Dẫu cuộc sống còn bao điều lý giãi
Hình ảnh-Người -Bí - thư lắng đọng với thời gian!

  (Văn Lợi)

         CẢM XÚC RÀO NAN

                      Thân tặng anh...
Canh cánh trong tôi đã mấy thu
Nổi niềm trắc ẩn, nổi suy tư
Còn chăng chân lý! Đâu chân lý?
 Một ngòn đèn chong bóng tỏ mờ

Mười lăm năm dãi nắng nằm sương
Bao nổi truân chuyên, mấy đoạn trường
Chạnh nhớ " Tiền Đường" xao sóng vỗ
Cho lòng ai đó luống tơ vương

Nhìn hồ nước mát dạ bâng khuâng
Muốn hỏi nông sâu độ mấy tầng
Chất liệu nào tày lòng cộng sản
Trằn mình để có một Rào Nan

Ơi những hàng thông đứng chọc trời
Tháng năm lộng đón gió ngàn khơi
 Giữ yên đáy nước in trời ngọc
 Dẫu mấy phong ba chẳng đổi đời

Lặng nghe " Huyền thoại hồ trên núi"
Vẳng tiếng hô rung chuyển núi đèo
Tay trắng làm nên thiên sử mới
 Anh hùng vạn thuở gió ngàn reo

Xin chớ vô tình , chớ lãng quên
Mượn chiều gió cuốn, nước ròng lên
Người xưa nay lại về thăm bến
Cảnh mới xôn xao sóng dập thuyền

Dẫu biết sông ơi không nói được
Mà sao vẫn ước cất nên lời
Cho lòng sông với lòng ta đó
Hòa quyện cùng chung chảy giữa đời

Mái tóc pha sương trãi mấy đông
Đối người , đối cảnh, đối riêng chung
Xa nhau xin nhớ lời tâm huyết
Xanh thắm Rào Nan gạn đục trong

                       ( Phương Nam- tháng 8/1988)


                  AI NỠ QUÊN
 
                        Nhớ anh...

 
Anh ra đi chẳng để lại gì
Mang theo cả tình người vào lòng đất
 Ai tính hết những gì được mất
 Sống vô tư sôi nổi một đời

 Dẩu có nhiều uẩn khúc Anh ơi!
Gia đình vợ con qua những ngày trắc trở
 Nhưng bà con nặng lòng muôn thuỡ
 Khắp xóm làng vẫn nhắc tên Anh!

 Hôm nay có cơm trắng gạo lành
Bà con nhớ Anh trên các công trình thủy lợi
 Anh lo cho mọi gia đình thiếu đói
 Hơn lo chăm cuộc sống riêng mình

Nhớ quê hương những năm tháng chiến tranh
Ngàn năm sau vẫn vang danh " Hai giỏi"
 Làm nên trang sử vàng chói lọi
 Ai nỡ quên ân nghĩa . Anh ơi

             ( Phan văn Khuyến- 25/10/2005)


                SÁNG TẤM GƯƠNG

 
Ông đã từng qua những chặng đường
Nguyễn là dòng họ chuộng văn chương
Tư chất hiền hòa qua cuộc sống
Thoan ấy tên ông sáng tấm gương

               (Nguyễn văn Dinh- Đồng Hới, tháng 9/2010)


                  SÔNG ĐÀO
                Mãi nhớ Anh...người bổ nhát cuốc đầu tiên

 
Công việc chưa xong Anh đã đi xa
Con sông Đào chẳng còn ai đào nữa
Sỏi đá lấp dần, mỗi ngày thêm sạt lỡ
 Con sông Đào tạc một nét nhăn.

 Người nông dân nơi đồng đất chua phèn
Mới chớm lũ, lúa đang thì...ngập úng
Mới chớm nắng, đã chân chim khô hạn
 Con sông Đào là ước mơ no...

Con sông Đào không có nước chảy xa
 Không thể dẫn sông Son ra bển lớn
 không thể kịp thau chua rữa mặn
Và không còn duyên nợ ngược thuyền lên

 Dấu ấn một thời mãi không quên
Con sông Đào thuỡ ấy
Có một cây cầu trên tuyến đường Ba Trại
 Cong như một dấu hỏi giữa trời...

                  ( Trần Hải Sâm-8/2010)


           NGƯỜI CỦA DÂN

                       Kính tặng hương hồn bác...
Ông đi khuất bóng lâu rồi
 Mà như còn đó một thời vinh quang
Quảng bình sáng mãi sử vàng
Sản xuất , chiến đấu vẻ vang nước nhà
 Lòng dân với Đảng thiết tha
Quê hương " Hai giỏi " quê ta Quảng Bình
Từ trong máu lửa tử sinh
Quảng Bình đứng dậy chính mình là đây
 Đạn bom vẫn thẳng luống cày
 Hậu phương tiền tuyến hăng say một lòng
Bám dân, bám ruộng , lội đồng
Ở đâu như cũng có ông cùng làm
 Cùng chung cái cảnh gian nan
 Vui cùng chung hưởng cơ hàn có nhau
 Tình càng nặng nghĩa càng sâu
không dân chẳng có gì đâu trên đời
Bí thư những đã nhiều rồi
Như ông mới xứng là người của dân

                          (Lê công Thú-19/8/2010
                   Nguyên cán bộ cơ quan tỉnh ủy Quảng Bình)


          NGHE CỎ NÓI GÌ KHÔNG

                    Thương nhớ bí thư tỉnh ủy...

 
Anh bảo-
 Cha mẹ sinh mình gặp buổi Ức Trai
Cái tuổi gánh chịu nhiều oan trái
Nghe anh nói- ôi thương lòng nói phải
Giá đâu đây hiển hiện đấng bao công

 Quảng Bình quê ta từng tấp nập chiến công
Thời đánh Mỹ anh giương ngọn cờ " Hai giỏi"
Bí thư tỉnh- anh lo việc làm nhiều hơn nói
Bước chân trần lội khắp đồng cạn ruộng sâu

 Bom đạn Mỹ trút tràn xóm nhỏ đêm thâu
Anh có mặt khi nhà dân đang cháy
Đắp đập be sông gian nan biết mấy
Để nước mãi đầy đồng vàng thóc ắp quê ta

 Sự nghiệp núi sông nguồn lực dân mà
Dân khỏi đói chí càng hăng đánh giặc
Tiền tuyến hậu phương Quảng Bình ráng sức
Gánh nặng hai vai đâu sá quản công

Hương hồn Anh nghe cỏ nói gì không
Nước Rào Nan -Đập Bẹ- Mỹ Trung...
Xanh biếc bốn mùa tắm tròn hạt thóc
Mỗi ngọn cỏ lớn lên nỗi niềm thương khóc

Người Anh đi- tiếng ở mãi muôn lòng
Hương hồn Anh nghe cỏ nói gì không

                  (Phan xuân Hường-25/8/2010)


            NGỠ LÀ

                  Kính tặng bác...
Ngỡ là ông mới đi xa
Như tôi vừa gặp hôm qua đầu làng
Ông nhìn ra cánh đồng hoang
Nghĩ về những vụ lúa vàng ngày mai .
                                ( Ba trại, 8/2010- Trần Hải)


      QUÊ ANH

 
Hoa Thủy quê Anh đã đổi đời
Chuyện " dân đá moọc "cũng qua rồi
Xóm làng trù phú đường thênh mát
 Đồng ruộng phì nhiêu lúa bời bời
 Ông lão bà già ngồi nhớ lại
Thương Anh cảm phục một con người


                      ( Phan quốc Hội)


           THƯƠNG ÔNG

 
Tiếng thơ lắng đọng suốt đêm thâu
Vẫn còn vọng lại những nổi đau
Vàng thau đen trắng không lẩn lộn
Càng tõa sáng hơn giữa đất trời

 Quảng Bình " Hai giỏi " tuyệt vời
 Bác Hồ khen tặng một thời vẻ vang
Nay về Đập Bẹ- Rào Nan
NHƯ CÒN THẤY BÓNG Ông THOAN NGÀY NÀO

 Ông đi để lại công lao
 Bát cơm manh áo mai sau nhớ đời
 Thương Ông năm tháng khôn nguôi
Nhớ Ông, nhớ một con người vì dân

                 (Hoàn Lão , tháng 9/2010- Hoàng Trình ) 


          TƯỞNG NHỚ ANH
Theo hướng mặt trời anh bước đi
Dấn thân bởi tiếng gọi lương tri
Vì dân chẳng quản bao gian khó
Với nước không hề mọi hiểm nguy
" Hai giỏi" tuyến đầu sách đã chép
Quảng Bình " đất lửa " sử đã ghi
 ở nơi chín suối Anh vui nhé
 Nét đẹp quê hương mãi phát huy

                 ( Đồng sơn , tháng 9/2010- Quốc Vinh) 


            MÃI CÒN                  Kính tặng bác...

 
Quảng Bình " hai giỏi " vọng mai sau
Hương thơm lan tỏa đến muôn đời
Tài năng thi sỉ vịnh sông núi
Đức độ nghìn thu sáng đất trời
Bão táp bao phen lòng chẳng bận
Thăng trầm mấy độ chí nào lơi
 Ngàn năm vọng mãi tên Anh đó
 Rạng chói niềm tin một kiếp người

             (Hoàn Lão, 28/9/2010-Nguyễn Thị Thu Hà)

            NÉN TÂM NHANG


                      Kính viếng hương hồn Anh...
Ôi đời người ai biết  trước tính toan
kẻ sống phong lưu
Người chắng đắng gian nan
Âu số kiếp
Chấp đoạn trường dâu bể
Hỏi mai sau
 Người đi - tiếng ở
Tiếng thơm lành trong đục hư vinh
Hương hồn Anh nghe đời gọi gì không
Cõi vĩnh hằng
Ông cười tươi Thanh thản ngắm trăng



                             (Đồng sơn 5/9/2010 -Phan xuân Hường )

 Thay lời kết; Người viết xin lấy lời tâm sự sau đây của chị Thu Thủy con gái đầu của ông, người đã đi cùng ông những tháng ngày gian nan vất vã, chống chọi với búa rìu dư luân cho đến nay , Và hiện nay chị vẫn tiếp tục gõ cữa các cơ quan trung ương để tìm lại sự công bằng cho người đã khuất.
  " Giữa năm 1974, ba tôi chuyển công tác ra Hà Nội. hai cha con ở trong một căn phòng nhỏ trên gác hai của khu tập thể ban tổ chức trung ương. Tôi linh cảm , ba tôi phải nén chịu một nổi đau đớn dày vò rất lớn. Ba ít nói hẳn, mắt lúc nào cũng đỏ hoe,  thỉnh thoảng ba mới thốt lên những vần thơ xót xa , não lòng:
Khi còn đương chức bí thư
Sớm , trưa, chiều,  tối kẻ thưa người chào
Bây giờ mất chức bí thư
Thân già đi sớm về trưa một mình


Những lúc Ba buồn như vậy , tôi cũng đùa Ba:
 “Có con gái ở với Ba
 Sao Ba lại nói là Ba một mình

Ngày 30/4/1975 ba tôi rất vui, ăn cơm nhiều hơn thường lệ, cả ngày Ba cứ nôn nao, ra ra , vào vào, Tôi hỏi Ba:
 - Miền nam giải phóng có điều gì làm Ba mừng vậy ?
 Ba mừng lắm... Ba sẽ đề nghị các Bác cử người đi xác minh lí lịch cho Ba. Ba sắp được minh oan rồi. Tôi nghe vậy cũng mừng, vui lây cái vui của Ba. Thời gian trôi đi , chúng tôi sống trong hi vọng, đợi chờ "
Hy vọng và đợi chờ cho đến bao giờ khi đất nước đã thống nhất gần 40 năm rồi, Người viết xin sẽ chia niềm hi vọng và đợi chờ của chị và những người thân của gia đình đến nơi mô cho ông cụ được mỉm cười nơi chín suối.


Hoài Nhớ-10/ 2012



  • PHẠM BÁ CHIỂU
    Ngày ấy, mình là giáo viên giảng dạy Đại học Y khoa Huế. Cả trường đi lao động trồng sắn ở vùng Bình Điền, lần đó mình đi với bác sĩ Nguyễn Son..
    • .
      • .
      • Oct 30, 2012 9:56 AM
      Bác Thoan chỉ có ước mơ nho nhỏ nhưng cụ thể, đó là :
      "Xây tượng Bác Hồ giữa đỉnh Trường Sơn
      Ta dựng tượng Bác Hồ lên đại lộ Hồ Chí Minh".
      Còn ..
  • Hoxuanu
    "Về gần lại nhớ những năm xa
    Bình Trị Thiên thân thiết ruột rà
    Muối mặn gừng cay đừng bỏ nghĩa
    Như ngày nào củ sắn chia ba."
    Ghé thăm anh HN đ..
    • .
      • .
      • Oct 30, 2012 10:08 AM
      Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày
      Ông Thoan lặn lội sáng , trưa , chiều
      Muối vừng , cơm ém Ông xơi tuốt
      Cốt để làm xong đập Rào Nan
  • Hoxuanu
    Hôm qua đưa con trai vào khám ở BV Chợ Rẫy, dự định sau khi khám sẽ gặp gỡ bạn bè rồi mới về lại PT nhưng nghe tin KT bị té xe khi từ SG về VT nên ch..
    • Hoxuanu
      Anh sang nhà KT động viên đi nha, người bệnh thường tủi thân lắm đó, X vẫn nhớ câu hôm đi uống nước với KT “bửa nào X vào, có thời gian nhậu một bữa”, khi mô mình thực hiện được hè?
  • Đoàn Binh
    Ngưỡng mộ anh về bài viết này. Cũng như bao người khác và gia đình chú Thoan, em mong chú sẽ được minh oan sớm.
    • .
      • .
      • Oct 25, 2012 2:32 PM
      Ừ, thế nhé chúng ta cùng hi vọng
  •  Private comment
    • thanhthuoczvolen
      Bạn ơi! Hôm nọ TT ngồi nói chuyện với ông anh mình và cũng hiểu thêm rất nhiều về chú Thoan. Hy vọng ông sẽ được minh oan.
      Trong bài viết này TT thắ..
      • .
        • .
        • Oct 28, 2012 7:22 PM
        Nhà mình rất gần sân Thống nhất nhưng lâu rồi mình kg vào sân, mà chỉ xem qua tivi
    • Hoxuanu
      Sáng ni định dạo quanh blog một tí rồi ra công trình sớm để nghiệm thu công tác trải vải địa dưới biển cho họ làm tiếp các công việc khác nhưng san..
      • .
        • .
        • Oct 25, 2012 9:46 AM
        Cam ơn nhé , cũng vì viết bài dài nên không có thời gian vào blog bạn bè , đành chịu trách vậy. Chúc một ngày mới an lành vui vẻ
    • KIM THANH
      Bài dài quá, e hổng đọc nổi.
      Mấy bữa nay cv lu bù, e k có thời gian thăm mọi người. Ghé thăm anh mạnh khỏe nè.
      • .
        • .
        • Oct 28, 2012 9:27 PM
        ... HỔNG CÓ Ý KIẾN GÌ SAO
    Đăng nhận xét

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét