15/9/15

CÂY ĐA Ở " CỔNG BÌNH QUAN " ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH VÀ VỊ CÁN BỘ VIỆT MINH NGUYỄN ĐỨC ĐẲNG

CÂY ĐA Ở " CỔNG BÌNH QUAN " ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH VÀ VỊ CÁN BỘ VIỆT MINH NGUYỄN ĐỨC ĐẲNG.

Nhân dịp giới thiệu bức ảnh " Cổng Bình Quan " ở Đồng Hới được thực hiện bằng bẹ chuối của hoạ sỉ Văn Đắc, nhường như đã chạm đến tình cảm của nhiều người Đồng Hới. hầu hết đều dành tình cảm mến thương , ngưỡng mộ cho một  " Cổng Bình Quan " một thời rêu phong cổ kính, một thời ôm ấp tuổi thơ. Rất trân trọng tất cả những tình cảm của mọi người, đặc biệt là những ký ức về tuổi thơ của Quang Lâm- Châu Kỳ Nguyên- Hoàng Hải  Nam- Lê Hồng Chuyên- Hà Lương- Chị Lương Thị Phước... những người được sinh ra và lớn lên từ Đồng Hới, trưởng thành từ Đồng Hới. Bên cạnh đó , sự hiểu biết cũng như tình cãm của anh Nguyễn Xuân Liên dành cho Đồng Hới nói chung và Cổng Bình Quan nói riêng cũng vô cùng sâu đậm, mặc dù anh ấy chỉ là "Khi ta ở chỉ là nơi ta ở, Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn "Với những lý do trên, nên tui lại phải viết :

CÂY ĐA " CỔNG BÌNH QUAN " ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH VÀ VỊ CÁN BỘ VIỆT MINH NGUYỄN ĐỨC ĐẲNG.

Vào những năm năm mươi của thế kỷ trước, vùng Nội thị Đồng Hới bị Pháp tạm chiếm. Dân Đồng Hới sống trong sự quản lý vô cùng gắt gao của Lính Pháp cùng hệ thống các chức sắc tề nguỵ người Việt nhưng làm việc cho Pháp. Cuộc sống của người dân Đồng Hới  diễn ra bình thường nhưng tấm lòng và tình cãm thì hướng về cách mạng, hướng về lực lượng Việt Minh của thị uỷ Đồng Hới đang ở " trên rừng " Rừng ở đây là chiến khu Thuận Đức, căn cứ địa của thị uỷ Đồng Hới , rừng ở đây là dọc bạt ngàn Trường Sơn , căn cứ địa của Tỉnh đảng bộ Việt Minh- Quảng Bình.
 Từ chiến khu Thuận Đức, cán bộ Việt Minh lảnh đạo cuộc kháng chiến của thị xã , họ tổ chức các cơ sở cách mạng , nhiều gia đình và cá nhân sống trong lòng địch để nắm tin tức tình hình các mặt hoạt động của chúng. Nhiều cán bô Việt Minh bí mật đột nhập về thị xã được nhân dâm che chở đùm bọc. Họ đào hầm bí mật cho cán bộ Việt Minh trốn khi bị lộ, họ cung cấp lương thực nuôi sống cán bộ v...v  để hoạt động lâu dài. Trong số nhiều cán bộ Việt Minh về Đồng Hới hoạt động thời kỳ đó, có một thanh niên người cao cao, ôm ốm, giọng nói khàn khàn, đeo kính cận khá dày...đó là ông Nguyễn Đức Đẳng.
Lực lượng Việt Minh nói chung và Ông Đẳng hoạt động trong vùng địch hậu rất sôi nổi , gây cho chúng hoang mang tột độ, mất ăn mất ngủ nhưng cũng vô cùng hiểm nguy. Nhiều khi tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ cần sơ sẩy một chút, có thể bị bắn chết nếu bị lộ, hoặc bị bắt đưa đi thủ tiêu. Địch biết khá rõ về hoạt động  của Ông cũng như của Việt Minh và tìm mọi cách truy lùng để bắt cho bằng được. Với ông Đẳng chúng gọi Ông là" Viên quan ba mang kính " hay "Viên quan ba cận thị " và treo giải thưởng khá cao cho những ai bắt được hay chỉ điểm cho chúng bắt. Có lần , ông  vừa về đến vùng ngoại ô thị thì bị lộ, địch điều một trung đội truy lùng ráo riết, quyết tóm cho bằng được. Biết bị lộ và đang bị truy lùng gắt gao, Ông chạy vào một ngôi chùa ( cũng là cơ sở cách mạng ). Được sự giúp sức của sư thầy trụ trì, Ông nhanh chóng cởi bộ đồ đang mặc đưa cho sư thầy cất dấu trong bụng một pho tượng rồi đưa cho ông bộ áo cà sa và mũ tì kheo của một vị sư khác. Mặc xong bộ áo cà sa và đội mũ tì kheo , ông thản nhiên ngồi tụng kinh gõ mỏ cùng với các sư như một buổi lễ phật thật sự. Tụi lính  Việt gian đột nhập vào chùa dòm ngó, có đứa vào đứng ngay sau lưng ông  rình nghe Ông có tụng kinh thiệt hay giả, nào ngờ ông tụng quá hay , quá ngọt. Chúng đâu có thể biết, Ông sư già đò Nguyễn Đức Đẳng ngồi đó chính là cán bộ Việt Minh mà chúng đang truy lùng gắt gao có  tuổi thơ lớn lên trong một gia đình nho giáo thờ Phật, yêu nước từng lẽo đẽo theo Mẹ cúng chùa , lễ Phật, học kinh kệ ngay từ khi còn chập chững biết đi. Và cả ngôi nhà  ông ở khi mới lọt lòng ở Xóm Câu  Đồng hới cũng luôn  có tiếng chuông chùa, tiếng tụng niệm kinh kệ quanh năm suốt tháng từ các ngôi chùa xung quanh vọng lại.
Ngôi chùa và vùng đất ngoại ô đó chính là vùng Diêm điền và chùa Diêm Diền
Lần khác , vào một đêm tối trời không trăng. Ông từ chiến khu về đến Phú xá thì bị lộ, một tốp lính tề rượt đuổi  và xả một băng tiểu liên hú hoạ về hướng ông, chỉ một viên trúng vào khuỷu tay trượt lên môi. ( sém lên tí nữa là thôi rồi ) Lợi dụng đêm tối Ông kịp chạy vào nhà một cơ sở, vợ chồng ông Loàn nhanh chóng đưa Ông xuống hầm bí mật, băng bó vết thương cho Ông. Cả đêm đó, chúng lùng sục khắp xóm , hai  vợ chồng Ông Loàn cũng bị tra hỏi , thậm chí cả đánh đạp nhưng họ không hề hé răng khai báo. Lần đó ông thoát chết, chỉ để lại một vết sẹo trên môi làm kỷ niệm cho tới tận sau này.
Câu chuyện nếu kết thúc ở đây cũng có thể được, vì  sau đó ông  lại trở về  chiến khu , điều trị vết thương rồi tiếp tục con đường hoạt động cách mạng. Và nếu kết thúc ở đây, thì xem ra chưa có gì liên quan với Cây đa ở Cổng Bình Quan - Đồng Hới.
Sau đó một thời gian !
 Quân Pháp đánh hơi thấy, vùng Phú xá là cữa ngõ của Việt Minh để đột nhập vào Đồng Hới. Nơi đó có nhiều cơ sở quần chúng bí mật, nhiều hầm bí mật để che dấu cán bộ nằm vùng ra vào thị xã. Chúng   đã tổ chức nhiều trận càn  nhằm bóc tách lực lượng cách mạng. Cũng do có phần tử phản bội, chúng tìm được hầm bí mật sau vườn nhà Ông Loàn và bắt  vợ chồng ông Loàn để tra khảo, đánh đập ông Loàn cho đến chết rồi chặt đầu Ông, đem đầu ông về bêu trên tán cây đa ngay phía trước Cổng Bình Quan ở Thị xã Đồng Hới, Nhằm uy hiếp tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân.

Với Ông Nguyễn Đức Đẳng, vết sẹo trên cánh tay và khoé môi ông chỉ một thời gian ngắn thôi thì lành hẳn. Nhưng vết thương lòng về cái chết đau thương của những quần chúng một lòng một dạ theo cách mạng thì không bao giờ hàn gắn được. Sau khi hoà bình lập lại và cả trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, với cương vị là bí thư thị uỷ Thị xã Đồng Hới hay là cán bộ của văn phòng chính phủ rồi trưởng ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bình Trị Thiên. Năm nào, trước hoặc sau tết nguyên đán, Ông cũng về Khu vực Thuận Lý thắp nhang cho vợ chồng ông Cụ Loàn . Vùng đó trước đây, thời Pháp được gọi là Phú xá xã, thuộc Thuận Lý tổng.
Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét