18/8/15

NGHỊCH LÝ MANG TÊN VIỆT NAM

NGHỊCH LÝ MANG TÊN VIỆT NAM

Năm 2015 đánh dấu cột mốc 70 năm cách mạng tháng 8 thành công , (vào ngày 19/8/1945 ), sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.(2/9/1945) Cùng với đó là sự ra đời của lực lượng công an nhân dân Việt nam , cũng lấy ngày 19/8 làm ngày khai sinh.
 Về ý nghĩa lịch sử trọng đại của cách mạng tháng 8 , quốc khánh 2/9 và thành lập Công an nhân dân Việt nam xin không bàn đến vì đã có nhiều thông tin tài liệu từ trước đến nay đã đề cập, Nay chỉ xin lưu ý một đôi nét, gọi là " Nghịch lý mang tên Việt Nam "

Như chúng ta đều biết, bất cứ quốc gia hay vùng lảnh thổ nào trên thế giới cũng đều có tên gọi , chẳng hạn : Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ ) Liên bang CHXHCN- Xô viết ( Liên xô trước đây ) và nay là Liên bang Nga. Chúng ta, trước đây là Việt Nam dân chủ cộng hoà và nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.vv..vv
Từ ý thức hệ tư tưởng, đặc điểm lịch sử , đặc điểm về địa lý và nhiều yếu tố khác nhau, các quốc gia lại có Quốc huy, Quốc thiều và Quốc ca khác nhau, trong đó Quốc thiều và Quốc ca thường đi song hành với nhau. Quốc ca là tiếng hát cất lên từ trái tim mình đối với tổ quốc, nó thể hiện sức mạnh, lòng tư hào và ước nguyện vươn lên của đất nước mình dân tộc mình.
 Lễ chào Quốc thiều và hát Quốc ca ở bất cứ Quốc gia hay vùng lảnh thổ nào cũng có, cũng trang nghiêm, trang trọng thể hiện niềm tự hào vô bờ bến đối với tổ quốc, đất đai và non sông gấm vóc ...cũng như thể chế chính trị mà quốc gia đó theo đuổi. Thông thường khi quốc thiều kéo lên, tất cả đều kính cẩn, nghiêm trang nhìn theo quốc thiều và cùng hát quốc ca, có nước khi chào cờ và  hát quốc ca , người ta còn đưa tay phải đặt lên ngực trái , vị trí của trái tim để thể hiện tình yêu đối với tổ quốc mình.
 Ở Việt Nam thì sao ?
Không biết từ lúc nào, mặc dù Việt nam vẫn duy trì chào cờ và chào thường xuyên nhưng việc hát quốc ca hầu như không còn nữa, nó như một món xa xỉ  trong đời sống ở Việt nam. Mặc dù nhà chức trách kêu gọi người dân phải thuộc và hát quốc ca trong lễ chào cờ nhưng  thực tế từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ quan to ở trên, đến người dân thấp cổ bé họng ở dưới đều im re., phó mặc cho bản nhạc " Tiến quân ca " của nhạc sỉ Văn Cao cất lên rồi kết thúc. không những chỉ trong nước, mà ra thế giới cũng vậy, chẳng hạn:Khi chủ tịch nước ta thăm một quốc gia bạn
Khi Quốc thiều nước ta vang lên, không thấy ai trong đoàn Việt Nam hát, Nhà vua nước bạn hỏi nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: “Quốc ca các bạn không có lời à?”.
Các kỳ họp lớn ở Việt nam mà cao nhất như Quốc hội cho đến các địa phương cũng chẳng khá hơn, mặc dù Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, lại là nơi ban hành qui định về quốc ca , quốc thiều nhưng khi chào cờ cũng không thấy vị nào hát, nếu có chỉ ít vị mấp máy môi, mà tạm cứ cho đó là họ Hát nhép ( một điều luôn bị cho là cấm kỵ trong âm nhạc )
Nhưng như vậy không phải ở ta không có người hát Quốc ca ? Trong thể thao, khi các VĐV giành được huy chương, mặc dù sức cùng lực kiệt, khi quốc thiều kéo lên, họ cũng cố cất lên đôi đoạn trong tình trạng thở không nổi, mặt mày xanh lét.
Có lẽ, chỉ lễ chào cờ diễn ra theo thường lệ tại quảng trường Ba đình- Lăng Hồ Chí Minh và lễ chào cờ của các đơn quân đội nơi biên cương hải đảo là nghiêm chỉnh , đúng bài bản nhất.

 Điều nghịch lý là, trong khi đại bộ phận những người sáng mắt sáng lòng không chịu hát Quốc ca trong lễ chào cờ thì vẫn có một bộ phận người dân do khiếm khuyết về cơ thể mà không thể hát, cũng không thể nghe cũng không thể thấy chào cờ như thế nào mà họ vẫn sáng tạo ra cách chào cờ của riêng họ. Họ đã sáng tác nên những động tác dành cho đôi bàn tay và cả cơ thể lên xuống ngang dọc dành cho các đối tương khuyết tật  khác nhau. Mình  thật sự cảm động khi tận mắt chứng kiến quang cảnh lễ chào cờ của các bạn học sinh trường khuyết tật NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU , toàn trường không quá 200 thành  viên , xếp thành hình chữ U, hàng chính giữa dành cho đối tượng Điếc  câm, hai hàng bên dành cho mù và các khiếm khuyết khác. Ba học sinh mù dò dẫm từng bước từ phía trong nhà đi ra, trên tay nâng niu lá quốc kỳ tiến về phía sân trường và dừng lại ngay chân cột cờ, chỉ vài động tác rất thuần thục, các em buộc cờ vào dây rồi kéo lên đồng thời với hiệu lệnh của ban tổ chức. Khi có hiệu lệnh và quốc kỳ được kéo lên, hai hàng bên gổm các bạn mù... cất lên tiếng hát " Đoàn quân Việt nam đi " thì khối Câm  điếc cũng bắt nhịp bằng những động tác múa chân tay rất nhịp nhàng và điêu luyện cứ như một màn đồng diễn thể dục nhịp điệu hoàn hảo, động tác này tiếp theo động tác khác một cách liên tục cho đến khi hết cả bài quốc ca , thật sự không khí rất trang trọng và quá ấn tượng.
 Viết đến đây bỗng nhớ chuyện 70 về trước, tại quảng trường ba đình lịch sử vào ngày 2/9/1945 , khi lá cờ đỏ sao vàng năm cánh được kéo lên ,
 hàng triệu Người cùng cất cao tiếng hát và bây giờ liệu có còn không ? Khi mà cả nước chúng ta đang tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 cách mạng tháng 8 thành công và quốc khánh 2/9 đánh dấu sự ra đời của nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà ( Nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam )

















Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét