21/9/15

CẤP 3 ĐỒNG HỚI QUẢNG BÌNH - MẺ THÉP ĐẦU TIÊN

CẤP BA ĐỒNG HỚI  QUẢNG BÌNH - MẺ THÉP ĐẦU TIÊN

 Năm 1965  là năm chiến tranh phá hoại Miền Bắc của Mỹ . Năm đó , cả Đồng Hới phải sơ tán và cấp 3 Quảng Bình cũng phải sơ tán lên tận xã Vạn Ninh huyện Quảng Ninh.


Từ Đồng Hới lên Vạn Ninh , đường đi gian lao vất vả , cách sông trở đò nhưng cứ đi sẽ đến , cứ đi sẽ thành quen . Từng tốp , năm bảy người kết thân với nhau hành quân từ Đồng Hới lúc sáng sớm với ruột tượng gạo quấn ngang bụng , tập vỡ , sách giáo khoa kè kè ngang hông . Cứ thế thẳng tiến lên Vạn Xuân . Ai biết và thích đi đường nào cứ đi nhưng phải chọn đường ngắn nhất, ít nguy hiểm nhất để tránh máy bay Mỹ . Nhóm học sinh thị xã ngày đó đều là trai tài gái sắc mới mười tám đôi mươi có Nguyễn Đại Thắng,  Hoàng Văn Tý , Hoàng văn Hữu , Hoàng Trọng Tôn ,  Trần Mạnh Lực , Nguyễn Thị Minh Trung , Minh Lý ,  Lương thị Bích Liên,  Dương thị Thủy ,  Lê thị Bạch Yến ,  Nguyễn doãn Cung ,  Đặng Quỳnh Hoa ,  Lê thị Lựu…. còn nhiều và nhiều lắm , nếu tính cả số  ở các khu vực lân cận thì khoảng hơn trăm người.
 Từng tốp , từng tốp đi  từ Cầu Dài theo quốc lộ 1A Lên Lương Yến, Văn La rồi theo đường làng đi lên Vĩnh Tuy , qua bến đò Trúc Ly lên Hữu Phan – Trần Xá . Lại qua bến đò Trần Xá mới lên đến Xuân Dục – Hiền Ninh . 
Đến được chợ Cột nghĩ ngơi và coi như hơn nữa chặng đường vì không còn bến sông con đò nào nữa, xong mới đi tiếp và phải qua Thủ Thừ – Kim Nại (thuộc xã An Ninh) mới đến Vạn Ninh . Nếu tính từ Đồng Hới lên thì có lẽ đây là con đường ngắn và ít nguy hiểm nhất vì tránh cầu phà và các ngã ba ngã tư trọng điểm giao thông . Nhưng cũng có những cung đường phù hợp với nhóm khác, như lên Mỹ Trung – Quảng Xá hoặc theo đường 15, đường sắt củ lên Long Đại , tuy nhiên đường này khá nguy hiểm vì quá vắng vẻ , có khi còn gặp cả thú rừng. 
Năm đó ,  hiệu trưởng là thầy Lê Khánh và các thầy cô như : Cô Xuyến , thầy Hoàng (Văn)…Thầy Lượng , thầy Kỳ (Toán)… Thầy Khả (hóa) Thầy Đóa (Chính Trị) và thầy Hoành, thầy Dũng dạy ngoại ngữ … Thầy Kỷ năm đó mới ra trường, còn trẻ và rất đẹp trai nên được học trò để ý nhiều lắm . Thầy Hoành dạy tiếng Nga là dân Hà nội thứ thiệt , lại đẹp trai , trắng trẻo . Từ Đồng Hới sơ tán lên Vạn Ninh, thầy trò ra đi với hai bàn tay trắng, nên điều kiện học tập là hết sức khó khăn. Lớp học là nhà hầm nữa chìm nữa nổi, nằm rải rác trong các khu vườn của nhà dân, giữa các đồi cây um tùm quanh làng . Bàn ghế là những cây gỗ tròn được đẽo và ghép lại, do thầy giáo và học sinh vào rừng khai thác rồi vận chuyển , mang về. Nhà ở thì cứ 1, 2 hoặc 3 người ở với dân rải rác  từ thôn Bến , xóm Sỏi , đến xóm Chùa , xóm Đồn . Ăn uống phải tự túc hoặc góp gạo chung với gia đình rồi ăn chung tùy theo hoàn cảnh điều kiện từng nhà . Thầy giáo soạn bài và học sinh học bài đều dưới những cây đèn dầu , mà ngày đó gọi là đèn Phòng không được chế từ những ống tiêm đã qua sử dụng , ánh sáng được che kín chỉ chừa một lổ nhỏ vừa nhìn đủ trang sách. Loại đèn này , vừa hạn chế được ánh sáng tỏa ra xung quanh lại tiết kiệm được dầu vì nó cháy bằng hơi dầu chứ không đốt trực tiếp . Trong hoàn cảnh đó , nhưng tình bạn , tình thầy trò cứ như một chất keo kết dính mọi người lại với nhau mà đến nay vẫn nguyên như cũ.
Cuối 1965 đầu 1966, đợt khám sức khoẻ để tuyển quân đầu tiên  năm ấy tiến hành rất chu đáo và chặt chẽ. Qua khám tuyển toàn trường chỉ  có  3 người trúng tuyển, trong đó lớp Đồng Hới có 2 là Nguyễn Đại Thắng và Trần Thống. Lớp , nhà trường  làm lễ tiễn học sinh lên đường thật long trọng , ấm cúng và tình cảm . Cho đến lúc lên xe , nhà trường mới được thông báo : Đây là những phi công chiến đấu tương lai của đất nước, sẽ được đưa đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài , để bảo vệ vùng trời vùng biển và lãnh thổ của đất nước trong tương lai . Thật là sung sướng và tự hào nhưng cũng đầy âu lo khi nghĩ xa xôi về những cam go đang đợi chờ phía trước. Cho đến khi kết thúc năm học , mới rời ghế nhà trường về địa phương hàng loạt bạn lại lên đường nhập ngủ vào nam chiến đấu, để lại phía sau  quê hương gia đình và bè bạn. Đó là Trần Viết  Na, Trương Duy Lực, Hoàng Ngọc  Trai. Lại có một số bạn vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp chưa bén duyên với cuộc đời sinh viên cũng hăng hái lên đường nhạp ngũ và vào nam chiến đấu , đó là  Phùng Xế, Thuẩn Cước ,  Như Trí , Ngọc Hà, Viết Hùng,, Hoàng Văn, Hoàng Trọng Cương , Hoàng Văn Tý..v..v. Trong đội quân trùng điệp của cách mạng  tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam có không ít chiến sỉ là học sinh khoá đầu tiên của cấp 3 Đồng Hới, dấu chân họ trãi dài trên khắp các chiến trường từ Nam bộ - Tây nguyên -  Khu 5- Thửa Thiên Huế - Quảng Trị. Nhiều người tham gia chiến dịch  bảo vệ thành cổ Quảng Trị qua 81 ngày đêm " Một tấc không đi , một ly không rời "  Ở Miền bắc, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại cũa máy bay Mỹ cũng có sự  góp mặt của lớp học sinh này khi Nguyễn Đại Thắng trỡ thành Phi công chiến đấu điều khiển Míc 17, Míc 19 tung hoành trên  không phận tổ quốc , cùng đồng đội làm nên những chiến công hiển hách. Khi Ngô Viết Hùng , Hoàng Trọng Tôn, Hoàng Trọng Cương trở thành những sỉ quan bộ đội tên lữa, pháo binh  bảo vệ thủ đô , trái tim của cả nước. Khi Đặng Văn Thuần , Trần Mạnh Lực, Nguyễn Thành lâm  trở thành những chiến sỉ lái xe dũng cãm vượt Trường Sơn đến tận mọi miền của đất nước.

 Ở một trận tuyến khác, nhiều bạn tham gia lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Phục vụ chiến đấu ở Miền Bắc  và tham gia chiến đấu ở Miền Nam như : Nguyễn Đức Danh , Đào Hữu Phước, Trần văn Tường, Nguyễn Thành lâm, Bùi Thái . Còn nhiều và rất nhiều gương mặt tiêu biểu của lớp học sinh cấp 3 Đồng Hới có mặt trên nhiều lỉnh vực và lập nhiều chiến công xuất sắc tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc.

 Nhưng  trong cuộc chiến đấu ngoan cường ấy, sự hi sinh mất mát là không thể tránh khỏi khi nhiều bạn đã ngã xuống, vỉnh viễn nằm lại chiến trường mà không có mặt trong ngày vui chiến thắng , khi tuổi đời còn quá trẻ. Tổ quốc, nhân dân, gia đình cũng như bạn sẽ không bao giờ quên được những người con ưu tú đó. Đó là
-Trương Duy Lực quê Đồng Hải, thị xã Đồng Hới. Sinh viên khoa Hoá, đại học sư phạm Vinh . Nhập ngũ 6/1970, hy sinh tại chiến trường phía nam 1972 ( đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.
-Trần Viết Na , Sinh tại Đồng Hới, quê quán Phường Phú cát -Thành phố Huế. Sinh viên trường trung cấp Hoá ,Thựcc phẩm. Nhập ngũ 1969. Hy sinh 1973 tại Quãng Ngãi
-Hoàng Ngọc Trai, quê Đồng Hải , Đồng Hới. Nhập ngũ đầu năm 1973 và hi sinh 4/ 1973 Tại mặt trận phía Nam
Phùng Xế, quê Vĩnh Tuy -Vĩnh Ninh huyện Quảng Ninh. Sinh viên đại học ngoại thương Hà Nội. Nhập ngũ 1968 và hi sinh 12/1969 tại chiến trường Tây Ninh.

Tại quê nhà thị trấn Đồng Sơn, các đợt ném bom huỷ diệt của máy bay Mỹ không ngừng dội xuống quê hương, gây ra không biết bao đau thương, tang tóc. Trong đó, trận ném bom vào Cồn Chùa ngày 5/1/1967 cướp đi sinh mệnh của hai học sinh  là  Đoàn Thị Kim Oanh và Phạm Thị Tú. Trận ném bom vào Xóm Trạng ngày 23/6/1967 cướp đi sinh mệnh của Đinh Gia Minh. Cả 3 đều là học sinh khoá đầu tiên của cấp 3 Đồng Hới, họ phải ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh, toàn đảng toàn dân đang dốc sức  cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhưng khi khoá học này kết thúc , nhà nước cũng dành cho học sinh cấp 3 Đồng Hới sự ưu đãi vô cùng to lớn. 15 bạn được cử đi học nước ngoài gồm Liên xô , Ba lan , Tiệp khắc Bun ga ri , Cu ba, Hung ga ri, và Ru ma ni trên nhiều lỉnh vực khác nhau để tiếp thu khoa kỷ thuật tiên tiến của thế giới trên nhiều lỉnh vực , đó là các bạn : Bùi Xuân Đoan, Phùng Hoa, Nguyễn Đình Yên, Đặng Quỳnh Hoa, Nguyễn Bá Tính, Nguyễn ngọc Tranh, Lê Văn Chấn và Đặng Huy Toàn... Về phần mình, những học sinh cấp 3 Đồng Hới cũng vô cùng tự hào, tư nhận thấy trách nhiệm  và vinh dự nên đã không ngừng phấn đấu học tập , coi mình như những sứ giã của một đất nước anh hùng đang đánh Mỹ và thắng Mỹ và đã làm sứ mệnh mệnh cao cả là đưaViệt nam ra cho cả thế giới biết cũng như đưa cả thế giới gần hơn với Việt Nam.

TRƯỞNG THÀNH CÙNG NĂM THÁNG.

Nhiều bạn sau khi tốt nghiệp khoá học hay sau khi ra quân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đã tiếp tục học tập , trong đó nhiều người đã chọn nghành sư phạm để được đứng trên bục giảng hay cán bộ quản lý, trở thành những cán bộ giảng dạy trong các trường đại học và trung học chuyên nghiệp,  giáo viên các trường phổ thông. Nhiều bạn trở về phục vụ ngay chính tại quê hương mình , ngôi trường mà mình đã từ đó mà ra đi . Tiêu biểu phải kể đến là:

1-Đặng Đức Sơn . 1971 tốt nghiệp đại học sư phạm Vinh về công tác giảng dạy tại cấp 3 Đồng Hới và cấp 3 Quảng Ninh, Đến ngày Miền Nam giải phóng chi viên cho Miền nam và vào tới tận Lâm đồng  , được đề bạt hiệu phó cấp 3 Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng., Đến 1981 về lại Quảng Bình dạy trường hai giỏi một thời gian cho đến khi trở lại ngôi trường xưa là cấp 3 Đồng Hới , nơi từ đó anh ra đi và nay trở về. Được đề bạt làm hiệu phó rồi hiệu trưởng, bí thư đảng đoàn cấp 3 Đồng Hới nhiều năm liền cho tới lúc nghỉ hưu.

2-Nguyễn Đức Danh: Trong số học sinh khoá đầu tiên của cấp 3 Đồng Hới , thì Nguyễn Đức Danh có lẽ là người lớn tuổi nhất.  Từ 1964-1965 đã học lớp 10 cấp 3 Quảng Bình. Do chiến tranh xảy ra nên tạm xa trường lớp, đèn sách để tham gia lưc lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, do bị thương và trở về tiếp tục học tập sau đó vào đại học sư phạm Vinh. Gần 15 năm gắn bó với ngành giáo dục Hà tỉnh sau đó mới về Quảng Bình . Làm công tác quản lý chuyên môn, một thời là nòng cốt  của phòng giáo dục Đồng Hới. Nguyễn đức Danh nay đã về với đời thường, vui với bạn bè hôm sớm. Như anh tâm sự :
...
Chỉ một mình tôi trở lại chốn xưa
Ôi con sông của tuổi thơ bé bỏng!
Vắng ai bỗng thấy mênh mông
Sông ơi, sông còn nhớ tôi không
...
 Và nay, con trai là Nguyễn Hoài Ân đang viết tiếp trang sử của người giáo viên nhân dân trên quê hương Đồng Hới, khi hiên nay Ân đang là giáo viên trường cấp 3 Đồng Hới , một cán bộ đoàn xuất sắc và năng động.

3-Nguyễn Thái Đãm : Sau khi tốt nghiệp Sư phạm Vinh, về lại trường cấp 3 Đồng hới làm giáo viên, sau đó tham gia quân đội thuộc bộ chỉ huy quân sự Quảng Bình. Kế tiếp, lại làm giáo viên sư phạm 10+3 tỉnh Quảng Bình và Bình Trị Thiên . Từ 1985 về sau , chuyển sang làm cán bộ công đoàn chuyên trách cùng nhiều công tác khác thuộc thành phố Đồng hới. Nguyễn Thái Đãm  viết:
Bao năm vẫn nhớ trường xưa
Lớp Mười thuở ấy như vừa hôm qua
Cồn Chùa mảnh đất đơm hoa
Đong thêm kỷ niệm cho ta biết người
Nhớ trường khi mới ra đời
 Lớp sâu dưới đất , hào khơi thành đường...
Còn nhiều và rất nhiều người khác cũng đứng trong hàng ngũ người giáo viên nhân dân trên mọi nẽo đường đất nước nhưng  trong phạm vi bài này , không thể kể hết.

4-Nguyễn Đại Thắng ( Đặng Thái Nguyên):  Vào quân đội  được đào tạo chính quy để lái máy bay chiến đấu và máy bay dân dụng và trở thành phi công của binh chủng không quân Quân đội nhân Việt Nam . Được đào tạo tại các nước như Trung Quốc, Liên Xô, Au straylia, Hà Lan. Đoàn không quân 919 , thuộc không quân nhân dân Việt nam. Là nơi  Đại Thắng công tác và chiến đấu nhiều năm liền trong thời kỳ chiến tranh  đã lập nhiều chiến công xuất sắc bắn cháy , bắn hạ máy bay Mỹ. Sau chiến tranh, đoàn 919 chuyển sang làm kinh tế kết hợp quốc phòng. Đại Thắng lại tung cánh bay xa đến tận năm châu bốn biển, mang Việt nam đến với bạn bè thế giới và mang cả thế giới gần hơn với Việt nam. Với tư cách phó đoàn , đoàn bay 919 trưc tiếp điều khiển nhiều chuyến công tác đưa cán bộ cao cấp đi ra thế giới và trở về đểu rất an toàn. Danh hiệu  " Cánh bay vàng " là danh hiệu cao quý mà người Phi công Việt Nam Đại Thắng có được sau hàng trăm ngàn giờ bay cho đến khi nghỉ hưu, tạm biệt khoảng không bao la của vũ trụ và 9 tầng mây xanh. Làm chủ những con chim sắt,  tung hoành dọc ngang trên không gian bao la nhưng tâm hồn và tình yêu  thì vô bờ bến. Đại Thắng viết bài thơ ngắn tặng " em " ở quê nhà như sau:
Tại sao lại yêu em
Nhiều lần anh tự hỏi
Từ thuở đầu thân quen
Đã nhìn nhau bối rối

Tại sao anh lại say
Em bảo anh uống rượu
Tình cãm bao tháng ngày
Dồn cho em ... vẫn thiếu
Người viết không rỏ "Em " của Đại Thắng là ai, chỉ thấy cuối bài thơ Đại Thắng ghi chú " Xa rồi Vạn Xuân  " có lẽ đó là một cô bé nào đó ở Vạn Xuân , nơi cấp 3 Đồng hới sơ tán đã thầm yêu trộm nhớ. Lại nữa , Đại Thắng có  bài thơ tặng bạn mà tên bài thơ cũng là tên của thằng bạn của  mình, với câu đầu tiên " Nó tên là thằng Hữu." đó là :

5-Nguyễn Đức Hữu ( Hựu ). Tốt nghiệp cấp 3 Hữu vào đại học xây dựng Hà Nội đến 1972  ra trường rồi vào quân đội, biên chế vào sư đoàn 304 b của bộ quốc phòng nhưng được hơn năm thì phải xuất ngũ vì lí do sức khoẻ. Về địa phương , Hữu công tác tại Sở xây dựng Bình Trị Thiên  và sờ Xây dựng Quảng Bình cho đến ngày nghỉ hưu. Là người Đồng Hới, sau khi nghỉ hưu , Hữu có điều kiện kết nối bạn bè, đầu mối liên lạc gần xa cho tất cả những bạn học cùng thời nhưng xa xứ. Chính vì thế Nguyễn Đại Thắng đã viết:

Nó tên là thằng Hữu
Người thị xã chính tông
Dáng người hơi mảnh khảnh
 Việc chi cũng muốn xông

Giờ nó làm hội trưởng
Nghỉ hưu mà vẫn sướng:
Tụ tập để hát ca
Hà Nội -_Huế - Sài Gòn
Đà Nẵng và khắp nơi
 Về vui như ngày hội
Cái thằng Hựu lớp tôi.

6-Lê Văn Đẳng: tốt nghiệp cấp 3 Lê văn Đẳng vào đại học hàng hải Hải Phòng . Ra trường về nghành vận tải biển Việt Nam , đoàn tàu Viễn Dương đầu tiên mà Lê văn Đẳng công tác đi và đến nhiều nơi trên thế giới. Mang hàng Việt Nam ra với thế giới và đưa hàng hoá của thế giới về với VIệt Nam trong suốt quá trình chiến tranh và sau này , khi đất nước đã hoà bình thống nhất
7- Đặng Thị Hoa ( Đặng Quỳnh Hoa ):Du học tại Tiệp khắc và tốt nghiệp loại giỏi. là cử nhân vi sinh vật và thạc sỉ Công nghệ vi sinh. Về nước giảng dạy tại trường đại học tổng hợp Hà Nội và đại học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.. và nhiều công tác khác . Từ 1979 cho đến lúc nghỉ hưu là cán bộ tổng công ty XNK nông sản thực phẩm- Bộ ngoại thương
8- Hoàng Thị Hải Yến: Tốt nghiệp khoa sinh học đại học sư phạm Vinh. Ra trường làm giáo viên tại tỉnh hải Dương.. Từ 1993- 2002 là cán bộ công ty Cotec. từ 2003 -200 là chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc VLXD Hưng Long Tỉnh Hải Dương. Nay là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc công ty Thiên Lộc.

Chỉ vậy thôi, 8 gương mặt cũng chưa phải là tiêu biểu. Chỉ là đại diện, không theo một thứ tự hay  sắp xếp nào cả. Hay nói một cách nôm na là giới thiệu  do ngẩu hứng. Vì còn rất , rất người  thành đạt mà trong phạm vi bài này không thể giới thiệu hết được. Một tập thể khoá học đã qua 50 năm nay, buồn vui lẫn lộn, khi người trẻ nhất cũng đã 65 và người lớn tuổi nhất cũng bước vào tuổi 72 đang  hồ hởi í ới hẹn nhau... 50 hội khoá. Như Dương thị Thuỷ viết:

NGÀY VUI HỌP MẶT

Bạn bè khắp chốn khắp nơi
Tìm nhau mà đến ta ngồi bên nhau
Nhìn lên tóc đã điểm màu
Giành nhau chiếc kính, tìm nhau trong hình
Năm mươi năm biết bao tình
Người còn ,  người mất bóng hình không phai
Nhớ khi củ sắn củ khoai
Rau tàu bay luộc dùi mài sử kinh
Bên nhau như bóng với hình
Chia tay lòng những nặng tình nhớ thương
Bạn ơi , hát nữa để mừng
Ngày vui họp mặt đã từng khát khao

Nguễn Doãn Mạnh.








Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét