5/9/15

CẤP 3 ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH VỚI THẦY GIÁO ĐOÀN VIẾT TRÌNH.

CẤP 3 ĐỒNG HỚI  QUẢNG BÌNH VỚI THẦY GIÁO ĐOÀN VIẾT TRÌNH.

Nhiều thế hệ học sinh cấp 3 Đồng Hới , Quảng Bình mỗi khi tụ tập, hàn huyên thường nhắc những kỷ niệm không thể nào quên về trường cũng như những tình cảm sâu nặng đối với đội ngũ giáo viên . Trong đó, trước tiên và đầu câu chuyện bao giờ cũng mở đầu bằng việc nhắc tên thầy giáo Lương Duy Cán và thầy giáo Đoàn Viết Trình với 4 chữ ngắn gọn  " Văn -Cán ; Toán  - Trình " mới nghe thì thấy có vẻ chướng, vì có người thắc mắc, sao nhắc tên thầy mà trống trơn vậy. Tui đã phải giải thích sở dỉ chỉ có 4 từ vậy thôi nhưng là cả một quá trình chắt lọc từ lượng đến chất, từ thực tiễn cuộc sống và cả từ tình cãm của hàng chục ngàn học sinh của nhiều thế hệ nối tiếp nhau , hai thầy có biết,  không buồn và thông cảm.

Năm 1953, cậu bé Đoàn Viết Trình quê Quảng Trị lúc đó mới 15 tuổi , được cơ sở cách mạng bố trí đưa sang Trung Quốc học tập cùng một số bạn bè cùng trang lứa, con cháu những nhà hoạt động cách mạng thời bấy giờ . Nói cậu Trình là con em cháu cha cũng chẳng sai, vì cậu là cháu ruột gọi ông Đoàn Thí uỷ viên xứ uỷ Trung Kỳ là chú . Đây chính là những hạt giống đỏ của cách mạng, chuẩn bị cho lâu dài. Nhưng không lâu sau đó, với chiến thắng Điện Biên Phủ, miền bắc được giải phóng, nhà nước đưa học sinh trở về học tập trong nước , ở Hải Phòng và trường học sinh miền Nam cũng được thành lập vào giai đoạn đó và là tiền thân của các trường học sinh miền nam sau này, trường được Bác Hồ và trung ương Đảng đặc biệt quan tâm, dành cho rất nhiều ưu đãi cả vật chất lẫn tinh thần . Chính Bác đã 2 lần đến thăm trường và cả hai lần đó cậu bé Đoàn Viết Viết Trình đều được gặp Bác và được Bác cho quà .
 Năm 1957, Đoàn viết Trình được chuyển lên Hà nội và tiếp tục học  văn hoá ở trường bổ túc công nông trung ương , đây là nơi đào tạo cho những thanh niên tiên tiến gương mẫu  của cả nước, để phục vụ lâu dài cho tổ quốc.  Tại trường bổ túc công nông này , một lần nữa  Bác Hồ lại đến thăm, và một lần nữa Cậu Trình lại được gặp Bác, được nghe những lời giáo huấn của Người mà cho đến nay ông vẫn luôn ghi nhớ và tâm niệm. Học hết chương trình phổ thông rồi sau đó lên đại học sư phạm Hà Nội, khoa toán trường đại học sư phạm Hà nội thời kỳ đó có cậu sinh viên Đoàn Viết Trình dáng dong dỏng cao , người hơi ốm và học thì rất giỏi mà ít ai biết cậu đã phải xa nhà xa quê từ năm mới 15 và trãi qua nhiều môi trường sống khác nhau cũng như nhiều lần được gặp Bác Hồ. Tốt nghiệp đại học sư phạm  Hà Nội, thầy được điều về dạy ở trường cấp 3 Quỳnh Lưu- Nghệ An, đây là vùng đất học nổi tiếng, một huyện tương đối rộng về diện tích , giàu về kinh tế của tỉnh Nghệ An. Mặt khác người Quỳnh Lưu cũng nặng tình, trọng nghĩa, quý thầy cô , nơi đây có nhiều nhà hoạt động cách mạng tiền bối, nhiều nhà khoa học nổi tiếng . Nơi đó , chỉ trong một thời gian ngắn Thầy đã có nhiều thứ mà người khác cùng thời chưa thể có, đó là lòng yêu mến kính trọng và cả hâm mộ của học trò , phụ huynh, cả đồng nghiệp và cả lảnh đạo chính quyền địa phương.
 Tưởng đất lành chim đậu, nào ngờ  ...khi đó , cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ leo thang ra miền bắc. Bỏ ngoài tai nhiều lời can ngăn cũng như hứa hẹn của hiệu trưởng trường cấp 3 Quỳnh Lưu, thầy nghe và cùng một giáo viên khác nguyên là hiệu phó rời Nghệ An về với Quảng Bình . Đây là một quyết định táo bạo và có phần phiêu lưu vì với thầy Quảng Bình cũng như Nghệ an đều không phải là quê hương của thầy cũng như không người thân thích.
Ngày 15/11/1965, trên chiếc xe đạp cà tàng. Thầy rời trường cấp 3 Quỳnh Lưu để đi về phía nam, vượt qua gần như toàn bộ chiều dài tỉnh  Nghệ an , tỉnh Hà Tĩnh và cả tỉnh Quảng Bình để vào tận Lệ Thuỷ nhận công tác. Nhưng lệ Thuỷ cũng không giữ được chân thầy, chỉ một thời gian ngắn, thầy ( Trình )  lại cùng thầy Lương Duy Cán song hành bằng xe đạp, ngược về Đồng Hới. Cái thị xã nhỏ bé và xinh đẹp bên bờ Nhật lệ vào đầu chiến tranh đã bị đổ nát, người dân đã đi sơ tán, phố phường đã vắng hoe nhưng khói bom, hơi đất, tình người thì còn phảng phất. Có lẽ khi đứng bên dòng Nhật Lệ thầy chạnh lòng nhớ dòng Thạch Hãn ở quê nhà, nhìn  dãy Trường Sơn và đỉnh U bò, thầy nhớ về cuộc hành quân 14 năm về trước khi còn là cậu bé Đoàn Viết Trình lên đường theo cách mạng. Theo sự chỉ dẫn và giới thiệu của Thầy ( Cán ) Thầy ( Tr ) phóng tầm mắt về phía Bảo Ninh, một dải cát vàng với phong cảnh hữu tình nhưng huyền bí như một phương trình toán học chưa có ẩn số .Và cuối cùng thì Bảo Ninh cùng Đồng Hới chính là mảnh đất níu chân thầy cho đến tận bây giờ.
Năm học đầu tiên của trường cấp 3 Đồng hới tại Cồn Chùa cũng là năm cuối của một lớp 10 duy nhất, với kết quả 100% đổ tốt nghiệp trong đó hơn 50% từ khá giỏi trở lên báo hiệu một  tương lai tốt đẹp  cho nhà trường . Mặc dù vậy, cái chết của 3 học sinh năm đó bởi bom Mỹ thì vẫn dai dẳng , ám ảnh suốt cuộc đời của Thầy Trình cũng như nhiều thầy cô khác. Hãy nghe thầy kể :
 "Mờ sáng , chúng tôi đến Văn phòng, nền văn phòng trơn trụi sạch bóng. Chính giữa nền nhà là một hố bom, em O ... nằm đó nhỏ như một bé gái 12 tuổi , bộ đồ đen em mặc và chiếc khăn rằn Nam bộ vẫn còn nguyên...trái tim em đã ngừng đập. Các thầy tập trung đứng quanh em rồi đưa em về nơi tạm nghỉ...để được gần hơn với bạn bè và thầy cô...
Thầy Trần Trọng Kỷ thì tâm sự :
"Đây là khoá học để lại trong lòng tôi  một kỷ niệm đau buồn. Bom Mỹ đã cướp đi sinh mạng  một người bạn  và hai em học sinh của tôi. Bản thân tôi cũng trãi qua những giây phút sinh tử do bom đạn Mỹ..."
 Ai cũng nói, dạy toán và học toán là khô khan và buồn , nhưng với thầy Trình bằng phương pháp giảng dạy khoa học và cách truyền thụ kiến luôn đổi mới thầy luôn tạo niềm vui và hứng thú cho học sinh ngay trong từng tiết học. Mỗi bài giảng , mỗi tiết học dù giáo trình dài ngắn khác nhau thầy cũng trình bày vửa đủ trên bảng đen, không thừa không thiếu. Có thể nói thầy là người truyền lữa, khơi nguồn cảm hứng cho học sinh đối với toán học qua từng giai đoạn của một tiết học, đó là các giai đoạn ;
Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu. Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn .Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu. Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập

Không biết tự lúc nào, các thệ hệ cấp 3 Đồng hới đều mặc nhiên thừa nhận Thầy Trình là một giáo viên dạy toán giỏi bởi phương pháp giảng dạy  , dễ hiểu phù hợp với trình độ của  tất cả các học sinh. Làm cho ai cũng có cãm hứng và say sưa học toán. Vừa dạy vừa rút kinh nghiệm Thầy trở thành giáo viên dạy giỏi môn toán cấp 3 phổ thông của ngành giáo dục Quảng Bình trong hàng chục năm liền. Ngoài ra kinh nghiệm giảng dạy môn toán của thầy còn được bộ giáo dục lấy làm điển hình , nhân rộng ra nhiều nơi khác.Cũng vì thế toán học cũng đã đi vào thơ ca và tình yêu như một lẽ thường tình :


Có một lần thầy dạy toán làm thơ
Bài thơ ấy bây giờ đang dang dở
Nhưng câu thơ ý tình bỡ ngỡ
Còn khô khan như môn toán của thầy
Trong bài thơ thầy cộng gió với mây
Bằng công thức tính Cô tang của góc
Lá thu rơi bay vào trong lớp học
Thầy bảo rằng "lá có lực hướng tâm"
Rồi một lần mưa nhè nhẹ bâng khuâng
Thầy ngẫu hứng đọc câu thơ thầy viết
"Gọi mưa rơi dọc ngang bất chợt
Radian của cầu vòng là một số pi"...

Tôi yêu em với tình yêu"Cố Định"
Hiến dâng em hai nghiệm số "Âm Dương"
Tìm chu kỳ của "Hàm Số" tuần hoàn,
Để im lặng một "Đường Cong" biểu diển
Dùng "Định Lý" thay người câu ước hẹn
Lấy "Lũy Thừa" làm dáng lá thư duyên
Giải  "Đạo Hàm"  mong tiếp xúc cùng em
Tìm "Tọa Độ" của  "Phương Trình Toán Học"
Tôi yêu em đôi mắt buồn "Lưu Động"
Mũi dọc dừa "Thẳng Góc" với môi son
Hàm răng đều như "Bậc Nghiệm Phương Trình"
Đôi mày liễu như "Chiều Cong Định Hướng"
Tôi "Khai Triển" người yêu lý tưởng
"So Sánh"  rồi ghi chú nơi đây
Tình yêu này là  "Phương Trình Bậc Nhất"
"Chứng Minh"  rằng tôi hết dạ yêu em

Ngoài đứng lớp giảng dạy, thầy còn là tổ trưởng bộ môn toán, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ công đoàn nhiều năm liền. Cũng cần nói thêm, đất Quảng Bình đi dễ khó về, nếu khi đến với Quảng Bình thầy không người thân thích thì quá trình công tác giảng dạy , ngoài học sinh thân yêu cái gia đình nhỏ cũa thầy cũng được hình thành và phát triển. Vợ thầy quê  Bảo Ninh cũng là chổ dựa, hậu phương vững chắc trong suốt cuộc hành trình vinh quang của một nhà giáo giàu đức hi sinh và cống hiến. Đó cũng chính là đáp số cuối cùng mà khi đặt chân đến Đồng Hới thầy đã tìm được và song hành cùng người con gái Bảo Ninh. Không biết thầy có vận dụng kiến thức toán học trong trường hợp này không ?



Đường vào tim em như một số hàm
Uốn vòng véo như đồ thị hàm sin
Anh lượn theo tọa độ của trái tim
Mở khoảng nghiệm có tình em trong đó.

Ôi mắt em phương trình để ngỏ
Dèm mi mịn màng nghiêng một góc apha
Mái tóc em dài như định lý bunhia
Và môi em đường tròn hàm số cos.

Xin em đừng bảo anh là đồ ngốc
Sinh nhật em anh tặng trái cầu xoay
Và đêm noen hình chóp cụt trên tay
Anh dâng cho em cả trái tim thổn thức.
mãi mãi em ơi phương trình mẫu mực
Em là:"nghiệm duy nhất" của đời anh.

Thầy sắp bước sang tuổi 80 rồi, lâu rồi tôi không được gặp, mong qua bài viết này gởi đến thầy lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc




 


Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét