1/3/11

Nghịch lý - Phương Thảo

Cuộc sống quanh ta muôn màu muôn vẻ vẫn xảy ra như nó đã xẩy ra.Có biết bao điều nghịch lý có thể làm tổn thương những người xung quanh mà khó có thể dùng Barie nào làm lá chắn. Đó là một câu chuyện của người hàng xóm với một "đề tài muôn thuở" khiến mình suy nghĩ và có khi cũng rất bất đồng chính kiến.
Ông cụ năm nay đã 78 mùa xuân, sống qua hai thế kỷ, vậy là thuộc diện " cổ lại hy" rồi". Cuộc đời cụ gắn liền với nghề gõ đầu trẻ từ những năm sau cách mạng tháng Tám, đến nay cuốn sổ truyền thống bằng giấy bổi của cụ đã dày cộm tên tuổi các thế hệ học sinh. Điều đáng quí là ông giáo làng bây giờ vẫn tiếp tục dạy học từ thiện cho con cháu trong làng rất minh mẫn, có uy tính cao hiếm có ở thành phố bé nhỏ này. Thành tích của ông với các bằng khen Bộ giáo dục về Giáo viên dạy giỏi miền Bắc, "Chiến sĩ hai giỏi" tỉnh liên tục 10 năm từ thời chống Mỹ, bằng khen Tổng Liên đoàn lao động Việt nam và nhiều loại bằng khen giấy khen khác cùng với huân ,huy chương vv...đã tập hợp được một phòng truyền thống. ( những thành tích này cũng xứng đáng với tên tuổi của thầy chứ không phải được tặng một cách hào phóng như bây giờ). Nên đây là niềm tự hào của thầy.Nhiều  thế hệ học sinh trưởng thành vẫn lui tới thăm thầy. Năm nay thầy vinh dự được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Ở vùng quê này người ta biết đến thầy như một tấm gương điển hình với bao tình cảm trân trọng, chân thành. Thầy sống một mình, đạm bạc cuối đời trong một căn hộ vắng người phụ nữ chăm sóc đã 11 năm nay. Người vợ hiền của thầy đau tim nặng mất sức lao động nằm 26 năm rồi bỏ thầy mà ra đi ở tuổi 66. Niềm vui lớn nhất của thầy bây giờ là hàng ngày bồi dưỡng giỏi toán cho đội ngũ học  sinh tiểu học ở quê, dạy phụ đạo cho con em làng xã. Môn đệ của thầy khá đông.Ngoài ra thầy tham gia các  hoạt động của địa phương: Chủ tịch Hội cựu giáo chức, Hội khuyến học, sinh hoạt văn hóa ...Các con của thầy cũng học hành nên người...  Thế rồi cuộc sống thiếu thốn người chăm sóc cơm nước đã khiến thầy có ý định kiếm người giúp việc. Gần một năm nay người giúp việc vẫn  đi về ngày hai buổi nấu nướng và dọn dẹp cho thầy. Trong nhà có tiếng phụ nữ, thầy thấy căn nhà ấm áp hơn. Nhiều lúc bà ta nghỉ vì có việc nhà thầy cảm thấy trống vắng. Lại có chuyện đáng nói là bà ta do đau ốm đã nghỉ hẳn hơn tháng nay rồi. Con cái thấy thế cũng  mừng vì không muốn kéo dài sự bất ổn trong gia đình. Về phía người giúp việc không phải là thành tâm mà rõ ràng muốn lợi dụng. Ý đồ qua nhiều việc làm đã rõ. Điều này đã gây bức xúc trong gia đình. Không biết dẻo miệng thế nào đó mà mấy bữa nay bà ta lại đến và hứa sẽ gúp đến ngày 25 tết. Con cái thầy thấy biểu hiện không tốt của bà ta nên đã phân tích, chặn ngay không muốn tiếp diễn. Vậy nên mâu thuẫn gia đình nảy sinh, không khí rất nặng nề. Ông cụ thì khát khao tình cảm, người giúp việc thì cần vật chất. Hai người con của thầy ( cũng có chữ nghĩa) kiên quyết không ủng hộ. Vậy là biện hộ bao nhiêu cũng không được, ông cụ nằm khóc như trẻ con và không ăn uống. Bức xúc quá, người con gái cũng xin "từ biệt". Chị ra về trong đau khổ và nặng nề. Chị chia sẻ với tôi điều này. Tôi không làm gì được để an ủi chị mỗi khi thấy chị căng thẳng. Chắc rằng mọi sự biện hộ của ông cụ cũng chỉ là che dấu một tình cảm bên trong đã từ lâu ông khao khát. Tôi không dám gọi đó là tình yêu. Tôi nghĩ rằng tuổi đó nên vui thú điền viên, đọc sách báo, dạy học sinh, rỗi thì lên mạng ( vì ông cụ cũng có máy tính hàng ngày hướng dẫn hs giải toán trên mạng) thế là hết thời gian chứ nghĩ gì đến chuyện khác. Vả lại cuộc sống ông cụ không phải khang trang, người gúp việc thì luôn vòi vĩnh. Gia tài chẳng có gì đáng kể... Cụ vẫn thiết tha cần có bà ta ( đã ngoài 50 tuổi). Nhưng bà ta không dễ dàng chấp nhận giúp việc lâu dài và hợp đồng bình thường. Tôi cảm thông với chị (con gái cụ) bởi những nghịch lý đó và trăn trở. Đó có phải tình yêu?  Nhớ lại những năm 70 của thế kỷ trước, tôi đã từng khao khát đi học để sớm vươn ra khỏi lũy tre làng. Học xong cao học (1978) tôi có nhiều cơ hội để ở Hà Nội hoặc Sài Gòn, được phân công chứ không phải xin xỏ chật vật như bây giờ.. Vậy mà tôi bị gia đình chặn đứng ước mơ chỉ vì muốn con phải về gần nhà. Những tình yêu chân thành, đều bị ông già tôi tuyên bố cắt đứt. Tôi ngâm ngùi đau khổ gạt nước mắt khóc thầm để về quê theo yêu cầu nghiêm ngặt của gia đình. Thời đó mình ngoan ngoãn quá là vậy, cân đong "bên tình bên hiếu" thì đều bị "bên hiếu" thắng thế. So sánh khập khiễng nhưng vẫn thấy như ông cụ thời này mà hiện đại vậy sao? Lẽ ra nên nghe con cái thì có lợi hơn chứ? Thế mới biết sức mạnh của tình yêu.
Phương Thảo
Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét