Cội Nguồn nơi xa vắng – Phần 2
Vào những năm đầu thế kỷ 20 , căn nhà ba gian hai chái ấy là nơi ăn ở , sinh họat của ba gia đình , hay nói đúng hơn là ba anh em ruột trong đó Ông nội tôi là đầu (đích tôn) có tên là Nguyễn Dõan Hòai… kế đến là người em trai có tên là Nguyễn Dõan Hiệp.. và một người con gái có tên là Nguyễn Thị Khéo .Như trên đã nói, Ông nội tôi (Ô. Hòai)và người em (ô.Hiệp) đều mất sớm .Ông Nội mất sớm , còn bà nội và hai người con .(Ba tôi-1919 và O tôi – O cháu -Trợ Luân-1909) . Ô. Hiệp mất sớm khi chú Trang- mới ba tuồi( còn quá nhỏ ) .Hòan cảnh gia đình như vậy nên Bà Khéo lấy chồng muộn và Người chồng là một cậu Ấm sinh quê tận Bình Định, được gia đình gửi ra Huế ăn học , sẵn có tính lãng du thích bay nhảy, Ông bỏ Huế ra Đồng Hới làm công cho hãng buôn xăng Trần Nhật Tân . Ba mươi hai tuổi , gặp được bà Khéo , củng đều là dòng dõi con cái quan có học , có hiểu biết nên hai người kết bạn trăm năm .Ông Ấm Bình Định ở rể trong gia đình họ Nguyễn chúng tôi và có hai người con là Hòang (1925) và Đẳng (1927) sau đó bà Khéo còn mai mối cho Ông lấy vợ hai và có thêm một người con nửa là chú Thành(1937) Bà (mụ Ấm) mất đâu khỏang năm 1958 hay 1959 , tại ngôi nhà riêng trên đường ra Cầu Dài thị xã, còn Ông Ấm mãi đến gần kết thúc chiến tranh chống Mỹ mới mất tại vùng sơ tán- Đồng Sơn.Ngòai gian giữa được làm nhà thờ và phòng khách, các gian còn lại Phân chia cho các gia đình sử dụng .Gia đình Ông Mụ Ấm có có 4 người, ở phòng bên hữu và thêm chái, gian tả là gia đình bà nội tôi và hai con, kế đó là gian dành cho hai mẹ con Bà Trợ Hiệp (Mẹ con chú Trang ) Như vậy thời kỳ này bà Ấm Khéo là ngườit hay mặt cha mẹ cùng các bà dâu chăm sóc Bà, nhà cửa và chăm lo nguồn sống cho cả ba gia đình.Bà Trợ Hiệp (mẹ Chú Trang) làm các lọai nước mắm, mắm ruốc , mắm nêm, dưa chua , cà kiệu….. đem ra chợ bán, có đồng ra đồng vô lại lo cho chú Trang ăn học , hai mẹ con ở hẳn trong chái cho tiện . Khi tôi lớn lên , cái hàng tạp hóa của Bà vẫn còn ở đình chợ Đồng hới , ( cái đầu tiên ). Lên mấy bậc tam cấp là thấy , bà ngồi quay lưng ra phía sông Nhật Lệ đối diện là hàng của mệ Kỉnh củng bán ngần ấy hàng . Mỗi lần được sai ra chợ mua gì là tôi đều ghé một trong hai hàng này , ắt củng phải thôi vì chổ xóm giềng , bà cháu quen biết , bán cũng như cho mà cho thì nhiều hơn bán , nhiều khi các bà cũng chẳng thèm lấy tiền . Những lúc như vậy tôi thường ghé quán Mệ Heng ở cạnh nhà Xâu mua ba hay bốn cái kẹo Cau ,chỉ mất năm xu , tiền còn lại giấu luôn để xem xinê .Mà các Mệ , mệ nào cũng giỏi thơ phú , những khi vắng khách các mệ thường đọc thơ hoặc những trích đọan của chuyện Kiều rồi đối đáp với nhau , có lần tôi mua hai hào nước mắm ! Mệ…ơi …mệ…mệ… bán…cho con…h.a.i…h.à.o…nác …mắm ! các bà thường hỏi mua nác mắm làm chi (kho nấu hay làm nước chấm) rồi vừa múc nước mắm vừa lên giọng : Tổ …cha..mi ..có hai.. hào… nác… mắm…thôi …mà …. Cũng …bày đặt….mần … thơ .! Ôi , còn đâu nữa những bà , những mệ vừa bán hàng vừa đọc Kiều , vừa bình thơ ở một góc chợ Đồng Hới và cái kẹo cau ngọt lịm theo chúng tôi cho đến tận hôm nay .
Mọi chuyện cúng giổ kỵ chạp đều do mụ Ấm quán xuyến lo liệu. Là người biết tính tóan , ngòai quán tạp hóa ngòai chợ bà còn giao du, bắt mối với cánh lái buôn hàng chuyến trong nam ra , mua bán đường phèn, đường phổi, đường cát, kẹo mạch nha, hạt tiêu , đậu xanh,… cau khô….bà mua cau tươi đem về cho cả nhà gọt vỏ bữa thành miếng nhỏ rồi phơi khô chờ dân buôn miệt trong ra mới bán . Mà mỗi lần khách hàng đến , cả nhà rất nhộn nhịp , họ không chỉ chú ý đến việc mua bán mà còn chăm chú đến những cuốn sách , tranh ảnh có trong nhà để mượn đọc .Cũng mụ Ấm phải tìm tòi , lục lọi những cuốn sách cho họ mượn , thậm chí bà còn đọc , giảng giải hoặc phân tích nội dung sách cho họ hiểu . Trong nhà , Mụ Ấm là người thông chữ nho , có thể đọc các lọai sách chữ Hán nôm vì bà được học từ nhỏ, lúc khỏang chín , mười tuổi. mà gánh hàng xén của Mụ cũng được chuyển giao từ bà ngọai (Cụ cố của Tôi ) Cuộc sống gia đình cứ thế , cho đến ngày những thành viên trong nhà trưởng thành khôn lớn .Ai cũng được học hành đến nơi đến chốn rồi dựng vợ , gã chồng đâu vào đó .
O tôi còn nhỏ ở nhà được kêu tên Cháu , học hết bậc sơ học trường dành cho nữ ở Đồng Hới rồi thi đậu vào trường sư phạm Huế năm 1925 , hai năm sau -1927- vào Nha Trang dạy học một thời gian sau đó về Huế làm trợ giáo trường nữ sinh Đồng Khánh , ( giai đọan 1929-1930 ) đây có thể coi là niềm tự hào cho cả dòng họ vì ngày đó con gái ít học cao đến vậy lại còn được làm trợ giáo một ngôi trường có tiếng tăm là trường nữ sinh Đồng Khánh . tất nhiên bà là viên chức nhà nước rồi , hiếm có nhà nào được như vậy. Mỗi kỳ nghỉ hè O tôi từ Huế đi máy bay về Đồng Hới , mà ngày đó gọi là sân bay Bờ hơ, tuyến đường không đi lại dễ dàng lắm , có đến bốn hãng máy bay đi về lúc nào cũng được . Mỗi kỳ nghỉ hè , có O về trong nhà rất vui. O có đeo kiềng bằng vàng , chít khăn nhung, mặc áo dài rất trang nhã . Mái tóc O thì dài, dài thướt tha mà mỗi lần gội đầu , hương bồ kết thơm lừng , lan tỏa khắp nhà khi o ngồi hong tóc bên hiên nhà hay bên cữa sổ, vừa dọc sách vừa chờ tóc khô. Mỗi lần về O đều có quà bánh cho cả nhà , nhưng có lẻ thích nhất ,không phải quà bánh mà là những câu chuyện về Sông Hương Núi Ngự “ Cầu Tràng tiền chín vài mười hai nhịp, sông An Cựu nắng đục mưa trong” về cung điện lăng tẩm, về núi non hùng vĩ , về biển cả bao la mà o tôi tận mắt nhìn thấy thường ngày hoặc nhìn từ máy bay xuống. Nhưng sự đời không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái , khi bi kịch ập đến với O tôi khi đang dạy học thì bị đuổi về không cho dạy nữa. Cái bi kịch đó làm náo lọan cả gia đình , chòm xóm. Nhất là khi bà trở về nhà trong tâm trạng buồn bã cùng valy , hòm xiểng vào một buổi chiều cuối thu lành lạnh .Mãi sau này chuyện o bị đuổi cũng dần dần được sáng tỏ, số là :
Trong thời gian đi học và dạy học ở Huế, O đã có dịp gặp cụ Phan Bội Châu , nghe cụ Phan nói chuyện nhân thời thế thái , chuyện đấu tranh của thợ thuyền , về phụ nữ, về gia đình và xã hội trong nhiều hòan cảnh khác nhau , khi thì ở những nơi công cộng đông người , khi thì từng nhóm nhỏ lẻ tẻ , việc đó không không lọt qua mắt được bọn mật thám Pháp . Nhận thấy O có biểu hiện tư tưởng bài Pháp đi theo đường lối dân tộc của Cụ Phan nên chúng báo với nhà trường , O bị bà hiệu trưởng xạc cho một trận. Chưa dừng lại ở đó , một hôm bà hiệu trưởng lại xạc cô giáo Xuyến một người bạn thân , đồng nghiệp do cùng chí hướng với O .Thấy bạn bị xạc vô cớ không chịu nổi O đứng lên bảo vệ . Từ đó bị bà hiệu trưởng thành kiến , để ý theo dõi cũng như kiếm cớ kỷ luật. Lần cuối cùng , như một ly nước đầy O tôi lại cãi nhau với một vị hiệu trưởng người Pháp khi vị hiệu trưởng người Pháp này chửi mắng nữ sinh một cách thậm tệ vô căn cứ . Vị hiệu trưởng người Pháp này đã báo cáo sự việc lên cấp trên và đề nghị cách chức trợ giảng của O tôi . Là đề nghị của một viên hiệu trưởng người Pháp , nên chỉ một thời gian ngắn sau đó, O tôi bị cách chức thật với lý do :
“ Cô Nguyễn Thị Nga (tên thật cũa O tôi ) có tư tưởng chống đối nền giáo dục quốc gia ’’ đó là một nền giáo dục thực dân cũa Pháp nhằm đô hộ dân tộc ta. Chuyện O tôi bị đuổi dạy là như vậy, Năm đó , bà mới hai mươi lăm tuổi , và lập gia đình trước đó khỏang một năm. Từ ngày thôi dạy học về nhà , nhà không gọi O là Cháu nữa mà gọi là Trợ Luân - trợ là trợ giảng cũng là con ông Trợ ngày nào , còn Luân thì tôi chưa rỏ mà có lẽ nghề giáo của cha truyền lại cho con (cứ tạm hiểu như vậy đã) Nghe kể lại , chồng của O tên Thám , họ Lê là tên cúng cơm nhưng tên thường gọi là Thông ( Thám Thông) người làng Kim nại – Phủ Quảng Ninh . Ông xuất thân trong một gia đình nho học . ( Anh em tôi, hầu như không ai biết mặt dượng ) và là viên chức trong ngành bưu điện làm việc trong Sài-gòn . Lấy nhau nhưng hai người vẫn ở riêng , mỗi người một nơi , không có điều kiện ở chung . O thì dạy học ở Huế còn chồng thì làm việc ở Sài Gòn , quá xa xôi . Khi dượng Thông chuẩn bị kế hoặch xin chuyển O vào Sài Gòn cho có vợ có chồng thì đùng một cái , tin O bị đuổi dạy , qua đường dây thép cũng đến với dượng . Hòan cảnh của O đã éo le , nay còn éo le hơn .Nhưng dưới con mất của mọi người trong nhà và làng xóm lúc đó thì O vẫn là con người có đầu óc phi thường vì đã dám công khai đả phá nền giáo dục thực dân Pháp , manh nha một tư tưởng , một ý nghĩ về chủ nghĩa yêu nước hiện thực , công khai đi theo con đường yêu nước của cụ Phan và chống Pháp không chỉ trong giáo dục.
Trở về Đồng Hới một thời gian , với số tiền dành dụm được trong thời gian dạy học ở Huế -O- thuê căn nhà ngòai phố , ngay sát bót cảnh sát Đồng hới rồi sau đó mua luôn khi nghe tin chồng ở Sài- gòn cũng xin nghỉ việc do bị bệnh , cần về quê dưỡng bệnh . Dượng Thám về ,sau một thời gian trị bệnh ở quê nhà vùng Kim nại không khỏi , ông mới về Đồng Hới với O .
Với căn nhà mặt tiền phố thị , O xin môn bài , mở cữa hàng bán Rượu . chị Phong là con gái đầu của O vào khỏang thời gian đó và sau đó khỏang hơn hai năm thì người con trai thứ hai ra đời , do chị Phong còn nhỏ, dượng Thám đau yếu vì bệnh hiểm nghèo nên O sinh thiếu tháng , em bé thiếu cân . vì thiếu cân người bé tí tẹo – và Bé Tý- cũng là tên mà O đặt cho cậu con trai của mình . Như vậy O tôi chỉ có hai người con là Lê Kim Phong và Lê Công Vân (Bé tý) đấy cũng là kỷ niệm khỏang thời gian ngắn ngủi (1925 – 1939) không bao giờ phai mờ của O tôi với người chồng tài ba , đẹp trai vì sau khi Bé Tý ra đời không lâu thì ông bỏ O tôi , bỏ lại hai người con thân yêu của mình mà về với tổ tiên ông khi mới tuổi ba mươi. Lấy nhau năm năm , nhưng hai người lại ở hai phương trời , kẻ bắc người nam nên thời gian sum họp chẳng là bao . Dượng Thám mất gánh nặng cơm áo gạo tiền , lo cho hai con ăn học đè nặng lên vai O tưởng chừng như không gánh nổi .Nhưng số phận không đè bẹp được ý chí và nghị lực phi thường của người con gái Xóm Câu xinh đẹp , thông minh thuở nào. Nhờ thông minh tháo vát , O mở mang cữa hàng , thu nhập khá , có tiền hùn hạp , mở xưởng làm nước mắm , xưởng nấu ruợu mà các thứ nguyên liệu ấy đều là sản phẩm vô cùng phong phú của vùng đất đầy gió và nắng miền trung . Dâu rừng , sim rừng là hai lọai trái cây rừng được cất thành ruợu sim , ruợu dâu ngon nổi tiếng thời đó mà límh Pháp thì cho là Vang của vùng Booc-đô miềm nam nước Pháp. Còn Lính Nhật thì cho là Sa- ke của xứ Mặt trời . Còn nước mắm thì khỏi phải nói , chẳng thua gì của Phan Thiết hay Nha trang ngày đó .
“Còn Trời còn nước còn non , còn cô bán rượu , anh còn say sưa ‘’ là câu hát nghêu ngao của một số nhân vật có tiếng ngày đó mỗi khi gặp O tôi , cô Trợ Luân xinh đẹp , thắt dáy lưng ông , mới hai con nhưng vẫn trông mòn con mắt . Nhưng O tôi đều không thèm đế ý . Vì trong trái tim và tình cảm O tôi còn nhớ thương da diết đối dượng Thám và tương lai cho hai người con còn thơ dại . O ở vậy thờ chồng nuôi con , Chị Phong và Anh Vân ngày một lớn và vào tận Huế học trung học , hè nào cũng về và cũng đều là cơ sở của các tổ chức bí mật trong phong trào học sinh và sinh viên , ngòai thăm nhà còn cung cấp tin tức tài liệucho cơ sở cách mạng. Giai đọan 1943 – 1954 ,Căn nhà của O ngòai phố không chỉ là nơi làm ăn buôn bán , nuôi hai con ăn học mà còn làm cơ sở bí mật của đảng bộ thị xã Đồng Hới nơi thu thập tin tức và cung cấp tài liệu cho chiến khu kháng chiến .mà ông Hòang văn Diệm chủ tiệm thuốc bắc ngòai phố cũng chính là cán bộ Việt Minh là người phụ trách . Chị Phong lớn lên ngày càng xinh đẹp , ấy là cái đẹp đài các kiêu sa được thừa hưởng của mẹ từ mái tóc cho đến khuôn mặt và dáng người cao ráo , mà thanh nhã của dượng Thám . Thời đó , có rất nhiều cây si được trồng ngay trước nhà chị và Cô Trợ Luân đương nhiên , được nhiều người nhắm đến nhằm kết nghĩa thông gia .
Nói có sách , mách có chứng ! người viết bài này có dịp đọc hồi ký của một nhà văn , cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa Quảng Bình Ông ghi lại như sau: Qua môi giới của Vinh , Chu lại yêu Phong ,con gái đầu xinh đẹp của cô Trợ Luân….và đang trong quá trình tìm hiểu Phong thì Chu có lệnh điều động vào Cần thơ theo một đội giang thuyền vừa được thành lập trong đó với quân hàm trung úy . Mối tình xem như bị bỏ dở vì cô Trợ Luân không muốn gả con gái đi xa …
Hòa bình lập lại (sau 1954 ) khi chị phong , anh Vân lớn lên O cho hai người ra Hà nội ăn học, O ở lại Đồng hới tham gia công tác xã hội , tổ chức phụ nữ là thành viên mặt trận Liên Việt liên khu 4 và Quảng Bình . Có thời gian O tham gia một số phiên tòa xét xử của tòa án với vai trò của một hội thẩm . Khỏang 1960 , khi chị Phong , Anh Vân học xong và công tác ở Hà Nội rồi lập gia đình ngòai đó thì O tôi nhượng căn nhà chất chứa đầy kỷ niệm một thời son trẻ thuở hàn vi cũng như khi công thành danh tọai cho hợp tác xã thủ công may mặc , thêu đan thị xã , rồi ra Hà Nội sống với các con .
( Sở dĩ tôi nói nhượng vì không rõ việc mua bán đã hòan tất chưa vì sau đó khỏang 4 năm , chính xác là sau ngày xảy ra trận đổ bộ của tóan biệt kích quân đội Sài Gòn vào khu vực biễn Đồng Thành đêm 30/6 rạng sáng sớm 1/ 7/ 1964 thì O có về thăm quê, kết hợp giải quyết giấy tờ tiền bạc liên quan đến căn nhà . Chuyến này, có Lan khi ấy mới 4 tuổi là con chị Phong , cháu ngọai của O đi cùng. Coi như đây là quà cho cháu ngọai trước khi lên lới 1. Dự kiến về đợt này sẽ kéo dài , vì giải quyết nhiều việc nhưng đến này 5/8/1964 thì chiến tranh phá họai Mìền Bắc xảy ra , mọi công việc đều bị gác lại .)
Cô gái xinh đẹp họ Lê , tên kim Phong con cô Trợ Luân nay cũng đã vào tuổi xưa nay hiếm ( 78 tuổi ) nhưng mỗi khi nhắc lại chuyện củ cách đây 60 năm chỉ tủm tỉm cười và chậm rãi cho biết : Người ta thích mình , chứ mình có biết ai đâu , và chị khẳng định chưa hề có tình cảm với ai vào thời gian đó. Ông Chu , chị có biết nhưng chưa hề…nói chuyện . Rồi chị nói tiếp :
Tau chỉ có một mình bố thằng Quân thôi ! Vâng , đó là Anh Quế, người quê Hưng Yên , Anh họ Lưu ( Lưu đình ) anh tham gia cách mạng giai đọan trước 1945 , là một trong những chiến sĩ cãm tử quân bảo vệ thành Hòang Diệu , là một quân nhân quân đội nhân dân Việt nam từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa . ( trong bài Hòai nhớ phần 1, tôi có nhắc về chuyến ra bắc sơ tán ngày 13/ 11/ 1965 trên chiếc xe mônô – chính là chiếc xe mà Anh Quế , lúc đó chuyển ngành về công tác tại bộ Thủy lợi vào Quảng Bình công tác . Còn anh Vân , tốt nghiệp đại học sư phạm Hà nội năm 1959 , anh lập gia đình với chị Kim Oanh , cùng học và tốt nghiệp năm đó . Chị Kim Oanh người Hà nội chính gốc – nhà chị ở phố Quan thánh , cạnh Hồ tây , mà con gái Quan thánh – Thánh cũng còn mê . Trong bài Hòai nhớ Phần 1 tôi có nói về chuyến đò dọc sông Nhật Lệ khi mới bảy , tám tuổi đò chòng chành , nghiêng ngả cùng với anh chị tôi ….ấy là chuyến Anh đưa Nàng về dinh thăm quê , làng Kim nại . Bổng dưng tôi chợt nhớ đến người bạn gái cũng có cái tên na ná như chị - Trần Oanh Oanh- nhà ở ngã ba Quan thánh –Đặng Dung , học cùng trường nhưng sau ba khóa , ấy là năm 1976 khi tham gia hội thao các trường đại học trong ngành, lớp tôi và lớp cô ấy được chọn biểu diễn vũ thuật . Ra trường Oanh Oanh công tác ở Hà nội một thời gian sau đó được biệt phái sang bộ ngọai giao trong vai tùy viên văn hóa đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô …Nay định cư tại Pháp , diện theo chàng về dinh . Nhà Oanh Oanh cách nhà chị Kim Oanh có mấy căn . gái Quan thánh , Thánh cũng mê mà Pháp cũng mê . với tôi : Botay. Com !...
Ba tôi học học chữ Nho với ông ngọai ngòai phố khỏang hai năm sau đó vào trường tiểu học Việt Pháp ở trong Thành . về nhà ông nói tiếng pháp , rồi hát những bài hát bằng tiếng pháp “Dậy , dậy , dậy mở mắt xem tòan châu” đó là lời của cụ Phan Bội Châu trong một bài hát ngày đó . Cũng vì lý do đó nên các chú rất thích thú , nó như một chất men thôi thúc các chú đến trường. Sau đó ông mở lớp dạy học tại nhà , cuộc sống vì thế cũng kha khá ( Đã có phần viết riêng cho cha , mẹ - Hòai nhớ phần 2)
Chú Trang , đã mười lăm tuổi còn cắp sách đi học chử Nho ở thầy Cửu Trác , thầy Cửu Trác có chữ đẹp nổi tiếng trong vùng và học trò (đương nhiên ) cũng được tiếp thu những nét chử hoa mĩ , bay bướm ấy .Mà thầy Cữu Trác , trước kia cũng là học trò của ông ngọai ba tôi ngòai phố.
( Mà thật , cách đây khỏang ba mươi năm , khi cơ quan tôi ở thành phố Hồ Chí Minh xác minh lý lịch cho tôi lập gia đình thì chú có viết vào biên bản xác minh và cam kết rằng cho tôi chưa có vợ …. Với dòng chữ và chữ ký rất điêu luyện , chân phương mềm mại , ngắn thôi nhưng đầy đủ ý tứ )
Mụ Trợ (mẹ chú Trang) làm ăn cần kiệm , có tiền vô tiền ra lại có tiền để dành và được bà con họ hàng giúp đở nên cất một căn nhà ngói ngay mảnh đất trong vườn nhà , bên cạnh túp lều tranh hai trái tim vàng của vợ chồng ông Bếp Cu (xin nói thêm về vợ chồng ông Bếp Cu ở phần Sau) Thời gian này O Trợ Luân cũng đã thuê nhà ở riêng ngòai phố ,chú Trang đã lớn , lại có hoa tay thông minh sáng dạ đi học nghề điện với một ông thầy giỏi ngòai Tam Tòa và đã được nhận việc trong nhà máy điện Đồng Hới .Mụ Ấm mua một miếng đất trên đường ra Cầu dài , cạnh chùa Linh Quang và cất nhà ở đó . Tuy đã cất nhà , nhưng không ở mà cho thuê . Gia đình vẫn ở chung trong căn – Từ Đường - Việc Mụ Ấm mua đất cất nhà , Mẹ con chú Trang cất nhà ra riêng, và O tôi mua nhà ngòai Phố thực chất là bước chuẩn bị cho sự chuyển giao căn nhà do tổ tiên để lại cho Ba tôi quản lý , chăm sóc , bảo vệ, thờ cúng với tư cách là cháu đích tôn . Như vậy , khu đất Ông Bà để lại vẫn do Ba tôi và chú Trang sử dụng và ở đó cho đến sau này . Căn nhà của Mụ Ấm qua nhiều người thuê , thậm chí trong thời gian Pháp tạm chiếm còn bị lấy làm đồn lính , mãi cho đến ngày hòa bình mới lấy lại được . Còn nhà của O tôi ngòai Phố thì O ở , ngòai việc bán hàng bách hóa , đây còn là cơ sở che dấu cán bộ cách mạng các thời kỳ , thu thập tin tức , cung cấp thuốc men cho chiến khu . Cân nhà này tuy ở mặt phố và ngay sát bên đồn cảnh sát , có lẻ vì thế mà không bị để ý âu cũng là chuyện thường tình.
Sau này chú Hòang , chú Đẳng cũng lần lượt đi học , lúc đầu học chữ Nho, sau chuyển sang chữ quốc ngữ cùng trường với ba tôi và chú Trang đã học trước đó . Ba tôi kèm chữ quốc ngữ còn chú Trang kèm chữ nho cho cả hai người .
Trường sơ học Pháp – Việt tỉnh , phải chăng đây là trường tiểu học Đồng hới thời kỳ đó , trường chỉ có sáu lớp . không khí nhà trường rất nghiêm trang, các thầy giáo ăn mặc chỉnh tề áo sa đơn , quần vải quyến trắng là thẳng tắp chân đi giày , đầu đội khăn đống .Ông đốc – hiệu trưởng- mặc áo gấm nền hoa .
Nói tóm lại thì Ba tôi , O tôi với chú Trang là anh em chú Bác ruột . Với chú Hòang , chú Đẳng là cô cậu ruột , cả mấy anh em ai cũng cao ráo , chưa dám nói là đẹp trai thì dáng dấp đó cũng đủ để nhiều người để ý . Chú Trang có chiều cao hơi bị khiêm tốn , chiều cao của chú nếu tính cả thị xã thì số người cao như chú chỉ đếm trên đầu ngón tay .Tôi đã một mét sáu mươi , đi dép còn kiễng chân nửa củng chỉ ngang vai chú . Lại nhớ , năm 1965 khi Quảng Bình bắn hạ máy bay , bắt sống phi công - trung tá Su – Mít – Cơ . Khi đưa hắn đi bộ dọc đường Lâm úy cho nhân dân thị xã xem thì , ngòai cái đầu của “ Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu ” chỉ có vài người có chiều cao ngang ngữa với nó , trong đó có chú Trang. Cũng xin nói thêm , Su –Mít –cơ không chỉ là một trong những phi công của không lực Hoa Kỳ có cấp bậc khá cao bị bắn hạ (sử dụng dù màu đỏ) mà hắn còn là một phi công vũ trụ tương lai của hợp chủng quốc Hoa Kỳ . Nhiệm vụ của hắn là nghiên cứu về hỏa lực phòng không của ta để rút kinh nghiệm đối phó , ngòai ra hắn còn là tiến sỉ âm thanh học , trong quân đội Hoa Kỳ . Ngồi trong trại giam , nghe tiếng máy bay gầm rú trên không , hắn biết đâu là máy bay Mỹ hoặc không phải máy bay Mỹ. Lọai máy bay và số lượng từng tốp cũng như độ cao trên không …..có điều thời gian ngồi trong trại hắn không còn quan tâm đến cấp bậc , chức vụ hay học vị của hắn mà chỉ chờ đợi lắng nghe tiếng chuông nhà thờ rồi cầu mong cho chiến tranh sớm kết thúc . Để Hắn được về.
Vợ chú Trang – là Thím Đị cũng người Xóm Câu , và nếu nhớ không lầm , thì ông thân sinh của thím là ông Hội một lão ngư có tiếng ở vùng Xóm câu , có khu nhà ở kiệt đầu đường Xóm Câu chổ nhà Xâu đi xuống , mà khu vực đó tòan những gia đình bà con họ hàng của thím . Thím Đị có 5 anh em , , các con thím và anh em bên gia đình tôi củng gọi bằng Cụ ( cậu) là Cụ Lường , cụ Nuôi , Cụ Nớn (Kiều Giang ) và O Bé ( Mai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét