1/11/14

BỆNH NHÂN UNG THƯ VÀ UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ

 BỆNH UNG THƯ VÀ UNG THƯ VÚ Ở PHỤ NỮ.



Thân quen và biết chị đã từ lâu nhưng ở xa nên ít liên lạc cho đến một ngày gần đây!
  Biết chị mắc bệnh nan y và bạn bè kháo nhau,từ ngày đổ bệnh chị đổi tính nết, không tiếp khách, ít chịu nghe điện thoại .
    Kệ!
Tui rủ thêm  mấy anh chị bạn già người Đồng Hới làm một chuyến thăm đồng hương cũng là bệnh nhân già khó tính này, trong lòng ai cũng hồi hộp, âu lo.Sáu người chở nhau trên 3 con xe hon da thẳng tiến.
 Chị là một người  con của Đồng Hới, một nhà văn. một thời là cầu thủ bóng bàn nổi tiếng đã từng thi đấu cấp quốc gia những cuối thập kỷ 50 dầu thập kỷ 60 thế kỳ trước .

 Cứ tương Chị khác nhiều, nhưng ai cũng bất ngờ. Trong chị vẫn như xưa, chỉ khác là đầu tóc đã bạc do tuổi tác và rụng đi nhiều do phải trãi qua các đợt hoá trị
  Chị vẫn vậy ! vẫn giọng nói sang sảng và những kỷ niện ấu thơ thời Đồng hới không bao giờ quên, những người bạn xưa củ của chi đều được chị nhắc nhở trong câu chuyện của mình mà không hề nhắc đến những cơn đau đang hành hạ cơ thể mình.
   Chuyện xưa củ về Đồng Hới cứ thế kéo dài cả tiếng đồng hồ.


Rồi Chị đột ngột chuyển sang đề tài mới.
Cám ơn các bạn và em M hôm nay đến thăm mình, tất nhiên các bạn và m muốn biết bệnh tình của mình .Và mình cũng nói cụ thể hơn cho mọi người đều được biết, quỹ thời gian của mình không còn nhiều, như con tàu sắp đến sân ga cuối cùng . Thay vì kể lễ dong dài, chị vào nhà lấy ra một lá thư và đọc cho chúng tôi nghe. Được một đoạn thì chi khóc , nước mắt giàn dụa, giọng nghẹn lại và chị trao lá thư cho tôi " Em đọc giùm chị"
   Tôi cũng chỉ đọc được một đoạn rồi dừng...cho đến hôm nay.


         KINH GỬI:    Khoa ngoại 4
                               Bệnh viện Ung bướu


Sau khi làm một số thí nghiệm, tôi được chẩn đoán bị UNG THƯ VÚ buộc phải vào khoa ngại 4 bệnh vện ung thư để điều trị
  6 giờ sáng bước chân vào cữa bệnh viện mắt tôi như hoa lên, ngực thấy ngợp thở trước một biển người chật kín khắp các phòng và tàn ra ngài sân cỏ bệnh viện.Nổi lo âu và hoang mang tăng lên gấp bôi , hai chân như muốn rủn ra, muốn khuỵu xuống ở từng bậc thang... vừa tới bậc cữa thấy tôi đứng không vững, Một cô gái đứng lên dìu tôi ngồi xuống chiếc ghế cô đang ngồi. Cô mặc bộ đồ đồng phục màu xanh, có tấm thẻ đeo trước ngực. Cử chỉ ấy khiến tôi bình tâm trở lại và nhận ra cô gái chính là nhân viên của khoa này.
   Tôi nhìn vào hành lang, hai hàng ghế khoa ngoại đã chật kín lối đi. Những gương mặt âu lo, căng thẳng, đầy tâm trạng như xói vào lòng tôi.Tôi được đưa đến phòng hội chẩn, để chờ. Phòng còn vắng. Có một bức ảnh lớn treo trên tường, tôi hít một hơi thật sâu và thở mạnh ra rồi bước về phía tấm ảnh. 24 gương mặt trẻ, tươi cười đang nhìn tôi, ai cũng hiền và phúc hậu. Một ý nghĩ vụt thoáng trong đầu tôi:Những con người này tối ngày đụng đến dao kéo mà sao ai cũng hiền lành và phúc hậu ?
    Bỗng nhiên một cãm giác ấm áp lan toả khắp người tôi, phút chốc sự lo âu và căng thẳng dần biến mất. Tôi đã bình tỉnh chấp hành làm tất cả các xét nghiệm theo sự hướng dẫn của các bác sỉ.
     Gần hai tuần đi lại hơn 10 lần với ung bướu, tôi trở lại phòng hội chẩn...vào sáng 7/8 với lòng tự tin và ý chí mạnh mẽ chuẩn bị cho sự phán xét cuối cùng.
   Bước tới tấm ảnh lớn, 24 gương mặt nhìn tôi gường như đang tiếp sức cho tôi và nhắn nhủ tôi " Hãy cố lên "
    Gần 11 giờ trưa, các bệnh nhân đã ngồi kín phòng nghe chỉ định phổ biến nội quy của b/v, của khoa cho b/n chuẩn bị mổ. Chị nói gọn chắc nhưng truyền cảm. Một tiếng khóc bật ra. Tôi nhìn khắp phòng chợt thấy bao cặp mắt dàn dụa nước. Rồi chị kể cho chúng tôi nghe về nổi ân hận đeo đẳng chị đến tận giờ là đã không kiên nhẫn khuyên b/n mổ sớm nên 8 tháng sau b/n quay lại thì đã quá trể và chị đã thắt tim lại khi chiếc băng ca phủ kín b/n và đằng sau đứa con nhỏ cứ chạy theo kêu " Mẹ ơi, về chơi với con"  các " Cô , bác anh chị hãy nghỉ đến người thân mà can đảm lên để giải quyết sớm nhé" Tiếng vổ tay  rào lên.
   Sự xúc động đã lắng lại, lịch mổ đã được đọc lên.
Tôi và 10 chị em nữa sẽ lên bàn mổ ngày 8/8/2014.

  5giờ sáng, tôi có mặt, chờ lên bàn mổ với một sự bình thản đến lạ, nó như tâm trạng của người đang ngồi chờ một chuyến tàu trên một sân ga nhỏ trước bình minh.
   Và chuyến tàu đã đến: Tôi đạ được đặt lên bàn mổ.
.....

   Thoãng bên tai tôi một giọng nói dịu dàng " Cô đạ mổ xong rồi nha" Tôi mở choàng mắt, thốt lên hai tiếng "Cảm ơn" khi nhìn thấy cô gái đỡ vai cho tôi nằm xuống. Đưa mắt nhìn hai bên đã thấy nhiều chị nằm bên mình. Tôi hít một hơi thật sâu rồi thở ra thật dài. Chính dây phút ấy một câu ngạn ngữ vụt đến trong đầu tôi  " Quay đầu là bến, buông dao thành Phật" nhưng các bác sỉ " Cầm dao lại thành Phật"
   Một niềm vui rộn rã dậy lên trong tôi khi tôi tự nhủ sẽ nói lại suy nghĩ này của tôi với khoa ngoại... và hôm nay 11 b/n đã được bình an và may mắn trở về với cuộc sống.


Trên đây là những suy nghỉ và cảm xúc chân thành của tôi xin gửi tới khoa ngoại 4 để tỏ lòng tri ân các nhân viên hành chánh, các hộ lý , y tá và các b/s... đã giúp tôi trong một chặng đường cam go vừa qua


Một bênh nhân ngoài 70 tuổi
(đã ký và ghi rõ họ tên)



 Theo Tui biết thư này chị mới viết xong và định gởi đến b/v với đ/k không đăng báo  ...cho đến khi... vì chị không muốn cho ai biết và khi đưa cho tôi chị dặn không để tên chị. Tui hứa "Em chỉ giới thiệu hình ảnh người thầy thuốc và ý chí nghị lực của một phụ nữ Đồng Hới và một tình yêu đối với Đồng Hới trong tâm hồn chị"

1 nhận xét: