21/1/15

NỔI NIỀM TRAO GỞI- XUÂN HOÀNG VÀ TUỔI ẤU THƠ

Xuân Hoàng được sinh ra và lớn lên tại thị xã Đồng hới, tỉnh lị của tỉnh Quảng bình trong một gia đình khá giả, có nhiều chức sắc, quan to trong  xã hội thời đó.Đường xóm Câu, khu xóm Câu thuộc Đồng Hải là nơi gia đình ông sinh sống bên cạnh những người thân yêu bên họ hàng nhà họ ngoại.  Bà Nguyễn Thị Khéo (mẹ ông) là người con gái duy nhất trong một gia đình có ba chị em. Bà khéo đẹp người, đẹp nết lại hay lam hay một tay lo toan việc nhà, thu xếp việc chợ búa bếp núc .Nhiều chức sắc, hay trai làng, con cháu chức sắc vì muốn Môn đăng hộ đối nên thương lân la tán tỉnh , muốn kết duyên chồng vợ nhưng đều không lọt vào mắt bà. Một phần do bà chỉn chu gia chánh, nhìn trước ngó sau, thấy xa trông rộng. Phần nữa là do gia thế gia đình Danh gia vọng tộc, bề thế nổi bật trong một khu lao động toàn dân chài một nắng hai sương ngày đêm bám biển, bám thuyền.
 Chỉ đến khi ông Ấm xuất hiện !
Là một thanh niên tháo vát lanh lợi nhưng lãng tử, thích chu du đó đây, sở dỉ gọi là ông Ấm vì ông là con cái quan lại quê tận Bình Định, được gia đình cho ra Huế ở nhà người cậu ruột là ông Hường để ăn học. Có nơi ăn chốn ở đàng hoàng, nhưng hể có thời gian rảnh hay nghỉ lễ nghỉ tết là Ông rủ bạn bè đi khắp đó đây vào Nam ra bắc để thưởng thức phong cảnh hữu tình của quê hương đất nước mà với ông :Đó là đi cho biết đó biết đây.
 Sinh thời lúc ở Cồn Chùa ( khoảng 1969-1970) ông Ấm kể:Mới năm tuổi, Ông ra Huế ăn học,cho đến khi lớn, trong một chuyến ra Đồng hới  cùng bạn bè Ông đã  gặp Mụ con và đất Đồng hới lành mà Mụ con  thì đẹp nên ông làm tới, Mụ con Chịu thế là ông ở cho tới bây chừ.
 Bà Khéo không biết chữ quốc ngữ nhưng rất giỏi Văn chương, chỉ nghe con cháu đọc đôi lần thì bà đã thuộc mà trong nhà bà không biết cơ ngơi nào là sách từ kim cổ đông tây đến cả sách dạy bốc thuốc trị bệnh cứu người. Gặp ông Ấm là con quan tận trong Bình Định, ra Huế  rồi ra Đồng hới, Ông đã vào làm việc trong một hãng xăng dầu cho người Pháp tại Đồng hới. Hai người gặp nhau tương đồng ý hợp và làm đám cưới năm nào thì người viết _ (là tôi ) không thể biết, chỉ biết ! đến năm 1925  Ông Bà có người con trai đầu tiên. Đặt tên là Nguyễn Đức Hoàng ( sau lớn đổi thành Nguyễn Xuân Hoàng để hoạt động cách mạng và là nhà thơ Xuân Hoàng sau này) kế đó là  người con trai thứ hai , nếu nhớ không nhầm thì ông sinh năm 1927 được đặt tên là Nguyễn Đức Đẳng.
Nhân trên Fb của HOANG HAI NAM, có mấy tấm hình chụp nhà tự đường dòng họ NGUYỄN ĐỨC tại Huế. Tui viết đôi dòng, như một nén nhang lòng, nhân sắp đến ngày giổ của chú Xuân Hoàng
Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét