25/2/15

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ -PHỪƠNG ĐỒNG SƠN

Những ngày đầu thập niên 1960, nguy cơ một cuộc chiến tranh trên toàn miền Bắc có thể xảy ra, Đồng hới chủ động xây dựng hậu cứ vừa sản xuất vừa chiến đấu. Trên tinh thần đó, từ 1961-1962 Đồng hới đã cử nhiều đoàn tiền trạm lên vùng gò đồi Miền Tây nghiên cứu địa thế, chọn đất, lập hậu cứ.
Vùng đất Cộn, Hà, Trạng , Zét, Ba đa, Cúp cúp...dược đưa vào tầm ngắm cho việc lập hậu cứ, xây dựng quê hương mới,nếu chiến tranh xảy ra. Sau sự kiện 5/8/1964 và những trận oanh tạc tiếp theo, những tưởng chỉ là đòn phủ đầu răn đe hay nắn gân Việt Nam do thua đau ở miền nam, nhưng không ! Chiến tranh ngày càng ác liệt.
Tháng 5/1965Thị xã thành lập ban vận động xây dựng quê hương mới do bác TRƯƠNG DUY BÌNH chủ tịch uỷ ban làm trưởng ban, bác HÀ ĐẦU phó chủ tịch làm phó ban cùng một số cán bộ chủ chốt, ban chủ nhiệm một số HTX và lảnh đạo các xí nghiệp của thị xã. Kế hoạch sơ tán di dời đã đến lúc khẩn cấp.Các HTX tiểu thủ công nghiệp đưa một nửa cơ sở vật chất lên trước, cùng người già em nhỏ , chỉ để lại một bộ phận nhỏ để vừa sản xuật vừa chiến đấu.Đợt sơ tán đầu tiên đã phần nào giảm thiểu hậu quả bởi các đợt đánh phá của máy bay Mỹ vào vào các ngày 7-8 và 11/2/1965. Mặc dầu bị đánh phá, oanh tạc dồn dập nhưng Đồng hới vẫn vững vàng, tổn thất không đáng kể.Lực lượng súng phòng không dân quân tự vệ góp phần bắn hạ 6 tàu bay của Mỹ.
Mỹ leo thang chiến tranh, tăng cường đánh phá Quảng Bình và Miền Bắc lệnh sơ tán triệt để được ban hành.Người Đồng hới bịn rịn ra đi mà chưa biết ngày về, để lại phía sau một Đồng hới rêu phong cổ kính, phố xá sầm uất,cùng đình chủa miếu mạo những góc phố và những con đường thân yêu.Một số người lòng nặng trĩu, vì lưu luyến mái nhà góc phố và hi vọng mong manh về khả năng chấm dứt chiến tranh sớm nên ngày đi đêm  đêm lại về với Đồng Hới.Cho đến ngày 4/4/1965, ấy là ngày nghỉ chủ nhật.Mỹ đánh Đồng Hới ác liệt nhất , với 146 lần tốp máy bay các loại thay nhau đánh Đồng hới từ trưa đến chiều không ngớt.Bom đạn Mỹ làm chết 72 người, làm b5 thương 37 người, hàng trăn ngôi nhà, cơ quan , trường học tan nát. Cầu Dài sập,, chùa chiền di tích lịch sử, đình làng , nhà thờ bị phá huỷ...Đồng Hới hoang tàn trong đổ nát và chết chóc, tang thương bao trùm phố biển quê hương.
Sau trận bom dữ dộị và ác liệt ấy, gần 20.000 người Đồng Hới phải dứt áo ra đi. Do có sự chuẩn bị từ trước, dân Đồng được phân bố rãi rác ở 8 cụm dân cư gồm:
1-Khu  Cúp cúp: dành cho Hợp tác xạ bánh kẹp 1-5
2-Khu vực Trị Thiên: dành cho HTX gạch ngói của Bảo NInh ( Gạch ngói Trị Thiên)
3-Khu vực Zét: dành cho HTX Kim Khí của Đồng Mỹ và Đồng Phú
4- Khu vực Hà: Dành cho HTX may mặc Hồng Thắng, Hồng Quang, bánh kẹo Hải Sơn và dân Đồng Đình , Đồng Mỹ
5-Khu vực Cồn Chùa:dành cho dân các địa phương( Bảo Ninh, đồng Mỹ ,Đồng Phú v..v
6-Khu vực Bắc và Nam Trạng: dành choHTX Chụp ảnh Hồng Việt, Sửa Đồng hồ Hồng Kỳ,mũ dép Đồng Lực, mộc Hồng hải và bà con nhân dân thuộc các HTX trên
7-Khu vực Ba đa: Dành cho HTX bách hoá, , Rau dưa củ quả và các ngành nghề khác
8-Khu vực Cộn: Dành cho HTX trồng răng Ánh Hồng, Đan Lát , Đan gốn và bà con Đồng Đình , Đồng hải
Chỉ sau hơn 3 tháng, với hai bàn tay trắng và một ít cơ sở vật chất từ Đồng Hới chuyển lên, người Đồng Hới lập làng mở cỏi xây quê mới trong vô  vàn khó khăn và thách thức, nhưng có sức người sỏi đá cũng thành cơm. Mảnh đất Đồng Sơn cưu mang người Đồng Hới trong suốt cuộc chiến tranh cho đến ngày hôm nay và mãi mãi đến mai sau

Nhà thơ Chế Lan Viên có mấy câu thơ hay
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ 
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương? 
Khi ta ở, chi là nơi đất ở 
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!Một thời  để nhớ Phường Đồng Sơn là vậy, nếu viết, còn nhiều chuyện để viết. Nếu nhớ, còn nhiều chuyện để nhớ và những câu chuyện tình của tui vói Ai đó trên đất Đồng Sơn thì cứ giữ mãi trong tim
Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét