25/1/15

THỜI NIÊN THIẾU CỦA XUÂN HOÀNG

THƠÌ NIÊN THIẾU CỦA XUÂN HOÀNG.


Đồng hới là quê hương của Xuân Hoàng, nơi ông được sinh ra và lớn lên từ tấm bé. Cái thị xã nho nhỏ của miền trung ấy có sông, có suối, có cả ao hồ và có cả biển, có núi và có cả rừng. Con sông Nhật Lệ, dòng Kiến Giang. Dãy Trường Sơn với đỉnh U bò và Ba Rền làm nên một bức tranh toàn cảnh với phong cảnh hữu tình.
Nếu như thi hào Nguyển Du viết:
 " Ngồi trông cữa biển chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa"
Khi ấy, có phải Nguyễn Du ngồi ở cửa biển Nhật Lệ không thì người viết chưa dám khẳng định. Còn Bà Huyện Thanh Quan,trong chuyến du hành về đất Phương Nam, khi mới vào địa phận Quảng Bình vào lúc chiều tà, khi ông mặt trời sắp lặn, choáng ngợp trước cảnh đẹp- Non xa xa nước xa xa- của vùng đất này mà tức cảnh, vơi bài thơ: Qua Đèo Ngang.
" Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
 Như vậy cả Nguyễn Du và Bà Huyên Thanh Quan đều là những nhà thơ lớn vào bậc Sư tổ của văn thơ Việt nam
 Thế hệ sau phải kể đến Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư cũng là những bậc thầy Thơ Tình, thơ trữ tình và thơ về tình yêu quê hương đất nước. Đến Xuân Hoàng là thế hệ kế tiếp.
   Mới ba tuổi, Xuân Hoàng đã thích ngồi hát nghê nga một mình và tự tay làm những món đồ chơi bằng giấy cho riêng mình một cách rất hào hứng. Chưa đi học và cũng chưa biết chữ, lại thích và bắt  người lớn kể chuyện tích xưa, đọc cho nghe và cậu ấy nghe , tiếp thu và thuộc một cách nhanh chóng.Cái căn nhà ba gian hai chái, toạ lạc tại số 64 đường Xóm câu- Đồng hải của ông ngoại cậu để lại cho con cái trong dó có gia đình Xuân Hoàng là một nhà từ đường rông rãi với bồn hoa cây cảnh, sân vườn rộng rãi chính là khung trời đầy thơ văn và nhạc hoạ khắc vào tâm trí của một cậu bé mới lớn nhưng hoạt bát và lanh lợi.Xuân Hoàng kể:
Khi lớn lên, ông ngoại đã mất , nhưng còn đó hòn non bộ, các chậu sành, chậu sứ...cùng những giò phong lan và đặc biệt là tủ sách đồ sộ thì vẫn còn. Tủ sách làm tôi thán phục và choáng ngợp.Những ngày mưa to bão lớn, cậu thường phụ giúp mấy ông anh cô cậu mang sách ra sân phơi, hong nắng. Đến giờ nhớ lại, tôi vẫn ngạc nhiên và kính trọng đức hiếu học của cụ cố và ông ngoại.
 Hồi nhỏ và sau này cũng vậy, Ông gọi mẹ là đẽ. ( từ này thường dùng trong những gia đình danh giá và quyền quý). Hàng ngày , Cậu thường theo Đẽ ra chợ Đồng hới coi đẽ bán hàng.  Gánh hàng xén của Đẽ tuy không nhiều nhưng đủ thứ và cũng đủ lời, có đồng vào đồng ra nuôi sống cả gia đình có nhiều miệng ăn và đang tuổi lớn.Cũng có khi cậu lại rủ cả bạn bè trong xóm câu ra chợ, rồi xuống bờ sông Nhật Lệ chơi những trò chơi thời con trẻ hay ngắm sông , ngắm biển phía xa xa, ngắm những con thuyền những cánh buồm no gió trở về trên khoang thuyền đầy cá.
Do được sinh ra và lớn lên ở quê mẹ nên hầu như ông không biết nhiều đến quê nôi , ít nhất là đến 3 hay 4 tuổi. Sau này nghe Đẽ kể lại : Có lần ông nội từ Huế ra chơi, đã tiếp nhận tôi từ tay mẹ, khi bà bồng ra chào ông nội. Ông âu yếm xoa đầu tôi và nói đùa một câu hóm hỉnh " Sau này có học thì học nghề làm thuốc, chớ học nghề làm thơ của ông mà khổ lắm đấy cháu nhé"
 Điều rỏ ràng mà người viết muốn lý giãi  đến người đọc về thời niên thiếu của Xuân Hoàng chính là lý do vì sao Ông lại đi vào lỉnh vực văn thơ ngay từ thời ấu thơ và cũng vì vậy Văn thơ cũng chắp cánh cho ông bay bổng cùng tên tuổi Ông suốt hơn năm mươi năm sau và còn mãi với thời gian.
 Có thể tóm lược mấy lý do sau đây :
 -Được sinh ra và lớn lên trên  một vùng đất hữu tình, là quê hương của nhiều nhà thơ bậc thầy và vùng đất đó có nhiều nhà thơ  bậc thầy khác ca ngợi, có những áng thơ văn tuyệt vời, viết về vùng đất đó.
 -Được sinh ra trong một gia đình hai bên nội ngoại có truyền thống văn thơ phong phú và đa dạng.
 -Có tố chất hay còn gọi là ghen di truyền từ nhiều đời trong dòng họ.

Ro
Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét