30/5/15

NHỚ HOÀI THU GIẢI PHÓNG ĐỒNG HỚI

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, Pháp đầu hàng, miền bắc được hoàn toàn giải phóng.Đầu tháng 6 -1954 hội nghị quốc tế bàn về kết thúc chiến tranh Đông dương và Việt nam được nhóm họp tại Giơ ne vơ ( Thuỵ sỉ). Không khí hoà bình đã tràn ngập trên Miền Bắc nói chung và Đồng hới quảng bình nói riêng.
Thị đảng bộ Việt Minh thị xã Đồng Hới lúc đó ở chiến khu Thuận Đức đã lên kế hoạch đón đầu , đưa cán bộ cốt cán , bí mật vào nội thị Đồng hới để nắm tình hình , cả ta và địch.
Nhưng nhận định tình hình có phần không thuận lợi, địch sẽ ngoan cố tìm cách phá hoại hiệp định bằng cách ngăn chặn vòng ngoài , không cho cán bộ Việt Minh vào thị xã, nhằn thực hiện âm mưu dồn dân, lôi kéo dân chúng , đặc biệt là giáo dân vùng Tam toà di cư vào Nam theo chúng cũng như để dễ bề di chuyển tài sản, thậm chí để cướp bóc tài sản của thị xã chuyển vào Nam. Vì vậy chủ trương của thị đảng bộ Đồng hới là tìm cách đưa từng toán nhỏ lẽ cán bộ người Đồng hới thông thuộc địa bàn, hiểu rõ cuộc sống của người dân Đồng Hới tiên phong vào trước. Vậy là đoàn cán bộ đầu tiên được hình thành gồm 8 người do  ông Đinh Gia Ích uỷ viên tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo. Ngoài ông Ích trực tiếp chỉ đạo là người Đồng hới, trong đoàn còn có hai cán bộ Việt Minh cũng là người Đồng Hới chính gốc là Ông Lại Văn Ly  và Ông Xuân Hoàng cộng với một tiểu đội bộ đội địa phương đi theo hộ tống.
Chuyến đi đầu tiên bị lộ.
Địch cho một trung đội lính Pháp mà chủ yếu là Âu Phi trãi quân ra phục sẵn cách thị xã chừng 2 km về phía tây ( vùng Bình Phúc). Biệt bị lộ, họ vừa nằm sạt xuống các bờ ruộng  ven đường thì đã nghe tiêng súng nổ, lữa loé sáng ngay trên đầu họ. Đội hình bị rối loạn do quá bất ngờ, lại mưa nên ai cũng tìm một nơi an toàn để nấp và tìm đường rút lui. Bởi ta không trang bị súng lớn, mà chủ yếu là súng lục, lực lượng lại mõng, vả lại nếu đánh nhau thì địch lại bù lu bù loa tố cáo ta phá hoại hiệp định. Xuân Hoàng vốn cận thị nặng, ông dạt vào một bụi dứa dại nấp lấy lại bình tỉnh để quan sát, tìm đường rút lui, chẳng may ông bị ngã, gãy mất kính. Không dám lên tiếng gọi đồng đội vì sợ địch còn phục kích,ông lần mò tìm kính cận và cũng lần mò tìm đường quay lại. Khi đến rào Đức phổ ( Đức ninh bây giờ) ông mới biết mình thoát nạn trở về được khu an toàn . Chuyến đi  đó, đoàn có 2 người bị trúng đạn hi sinh là ông Vị và ông Thiều, trung đội bộ đội hộ tống cũng có một hi sinh và một bị thương.
Như vậy là thiệt hại tương đối nặng.Hôm sau:
Rút kinh nghiệm về thất bại đầu tiên và tìm cách khác, ông Ích kết luận:
" Không cần nhiều, chỉ mỗi đêm vài người và sẽ do liên lạc thị đón và đưa thẳng về các cơ sở ở ngoại ô hoặc trong nội thị "
Đưa mắt nhìn một lượt cấp dưới, các cán bộ Việt Minh còn quá trẻ, ông nói tiếp:
 Đêm nay, đồng chí nào sẽ xung phong về trước ?
Trong họ, ai cũng biết phía trước là một chuyến trở về thực sự nguy hiểm, không biết điều gì sẽ xảy ra, trong khi hoà bình đang đến gần, gần và rất gần chỉ trong gang tấc. Không bao lâu nữa , chỉ đếm trên đầu ngón tay , ngày 18/8 / 1954 là địch sẽ rút quân, thị xã Đồng Hới sẽ được hoàn toàn giải phóng. Những người con Đồng hới sau những năm tháng ngủ rừng cơm vắt tận chiến khu Thuận Đức đang mong từng giờ từng phút về lại thị xã thân yêu để được thăm lại ngôi nhà, góc phố, để được ôm hôn cha hôn mẹ,hôn vợ hôn con và hôn cả người thân...Niềm vui lẫn lộn . Xuân Hoàng cũng vậy và nghỉ vậy, ông lặng lẽ đứng dây, giơ tay nói rỏ :Tôi xung phong đi chuyến này.
Cái bắt tay nắm chặt của Ông Ích và Xuân Hoàng mang nhiều ý nghĩa trong giờ phút  trọng đại đang diễn ra thì ông Lại văn Ly cũng cất tiếng:
Đề nghị anh ích, cho tôi đi cùng với Xuân Hoàng trong chuyến này! ( Lúc này ông Ly ngoài là thành viên đoàn , ông còn là trưởng ban cán sự thị chỉ đạo các cơ sở nội thị). Tất cả mọi ánh mắt đều nhìn về phía Xuân Hoàng và Lại văn Ly mà chẳng ai thốt nỗi lên lời. Ông Ích chậm rãi nói:
Thôi được, chuyến này ta chỉ cần 2 người, các đồng chí khác chờ chuyến sau, sẽ tiếp tục trở về.
Ba cán bộ Việt Minh  người Đồng Hới tóc còn xanh, tuổi còn trẻ chụm đầu vào nhau bàn bạc, hội ý chớp nhoáng, họ là ba người con của quê hương Đồng Hới thân yêu.

Đêm hôm sau, khi mặt trời sắp tắt nắng, được giao liên đón Xuân Hoàng và Lại văn Ly cải trang thành người thị xã đi ăn giổ trở về, tiếp cận  thị xã.   Từ Trung Nghĩa xuống Bình phúc, băng qua quốc lộ số 1 ngay trước mặt một số lính pháp và đồn bốt chúng mà không hề bị phát hiện. Cũng dễ hiểu vì lúc này tinh thần chúng cũng đã hoang mang tột độ, chỉ chờ lệnh là rút vào Nam.. Hai ông được dẫn vào làng Diêm Hải nghỉ tạm tại nhà cơ sở , chập tối có hai dân quân bí mật chèo đò đưa Xuân Hoàng và Lại văn Ly  vượt sông Nhật lệ sang bảo Ninh


Đối với Xuân Hoàng và Lại văn Ly, về đến được Bảo Ninh an toàn là một thắng lợi lớn trong chuyến trở về của họ . Vì sông Nhật Lệ và Làng Cát Bảo Ninh đối với họ không chỉ là đất  ở và  sông nước mà còn là máu là thịt của họ. Dòng sông và bến đò, con thuyền và bến sông hai bờ Nhật lệ đối với họ quá đổi thân thuộc, quá đổi yêu thương. Được sinh ra và lớn lên bên dòng Nhật Lệ, xóm Câu là quê hương của cả hai ông cũng là làng chài ven sông Nhật Lệ. Từ thuở thiếu thời, Xuân Hoàng cũng như Lại văn Ly được ngụp lặn trong dòng nước mát lành ấy cũng như những lúc lẽo đẽo theo mẹ  hay chị dọc đường  bến ra chợ Đồng Hới. Lớn hơn chút họ đi học, rồi tham gia công tác thanh thiếu niên. Với Xuân Hoàng, ông còn là ông giáo làng dạy chữ cho người dân Bảo Ninh một thời gian dài, được người dân quý trọng.. Ngoài ra cả Xuân Hoàng và Lại Văn Ly cũng đều có bà con thân thuộc họ hàng ở đó..Nhưng đây không phải là lúc mà hai ông tận dụng lợi thế đó, vì biết đâu !Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây hậu quả lớn, dù chỉ cái bắt tay hay một lời chào hỏi , một cử chỉ thân thiện nào đó.
   Trong họ là ngày mai, là chuyến vượt sông Nhật lệ về Đồng hới và những công việc  sắp tới trong bối cảnh thị xã tranh tối tranh sáng, chuẩn bị đón bình minh mới cũng như bình minh cách mạng mới.
Suốt đêm trằn trọc, không sao ngủ được...cho đến canh tư.
 Tờ mờ sáng, theo tín hiệu của cơ sở Xuân Hoàng và Lại văn Ly được cơ sở hướng dẫn đi xuống bến đò . Trên bến đã có sẵn 5, 6 con đò đợi sẵn, những cô gái chèo đò  mặc quần áo trắng còn rất trẻ, tóc dài nhưng ít nói, nước da thì trắng trẻo. Trong họ sẽ có những người là cảm tình hay cơ sở cách mạng được giao nhiệm vụ đón Xuân Hoàng và Lại văn Ly trở về Đồng Hới .  ( cũng có thể họ là con cháu của người thân hay bạn bè cũng có ) Sau khi nhận ra " Mật khẩu", hai ông xuống một chiếc thuyền nhỏ, sau một cái gật đầu và ám hiệu từ trên bờ, thuyền từ từ rời bến . Phía bên kia là nơi đến, là Đồng Hới đang đợi đang chờ những người con Đồng Hới từ trên Rừng  Xanh xuống và là những người con Đồng Hới trở về sau bao ngày xa vắng.

Xin kể lại chút ít chuyện này như sau :
Sau này, có dịp vào công tác ở Huế,  người viết bài này hỏi Xuân Hoàng.
Tâm trạng của Chú như thế nào khi Chú xung phong trở về và khi về đến Đồng Hới ? Ông cười sảng khoái, tháo cái kính ra chùi chùi vào đầu gối rồi nói.
 - Lúc đó là một thanh niên mới gần 30 tuổi đi theo cách mạng và làm cách mạng, hăng say lắm, nhiệt huyết lắm, đâu có ngại khó khăn hay hi sinh là gì. Vả lại mình là người Đồng Hới mình xung phong về là chuyện thường tình, ai làm thay cho mình , cho quê hương mình bằng chính mình. Nói xong ông lại cười và cười một cách say sưa.
Tôi nói: Đó là tình cảm cách mạng, còn tình tư của Chú thì sao ? Hình  như câu hỏi của tôi chạm vào nổi niềm sâu kín của ông. Ông im lặng, không nói gì.
Tôi hỏi bồi thêm câu thứ hai:
Cháu biết rồi, nghe ba cháu kể, nhưng chỉ biết chút chút thôi.muốn hỏi chú cho kỷ
 Ông vẫn không nói gì và chậm rãi đi đến đầu tủ phía bàn làm việc của ông ôm xuống một tập bản thảo, đưa cho tôi.
Đây cháu có thể xem :  Một là Trường ca Hồ Chí Minh, chú đang viết dỡ, nhà xuất bản đã duyệt cho in nhưng họ đề nghị đổi  tên là Từ tiếng võng làng Sen
 Hai là tâp bản thảo Âm vang thời chưa xa cũng là Nhật ký của chú , trong đó có phần viết về gia đình, phần nào nói lên tâm trạng của chú khi  trở về Đồng Hới thời kỳ đó, đọc kỷ , cháu sẽ hiểu.
( Đêm đó, trong căn phòng nhỏ, tại đường Nguyễn Thái Học thành phố Huế, ông kể lại cho tôi về  " Một đêm chia tay" và " Quyển nhật ký để lại " nói về sư ra đi của người vợ trẻ và tình cãm yêu thương dành cho cô con gái đầu, mới 4 tuổi mà đã phải mất mẹ, từ chiến khu Tuyên Hoá, được cơ sở đưa về Đồng Hới cho bà Nội nuôi mà cũng chưa ấm tình cha.)
 Đã gần 4 năm, từ cái đêm  sáng
 trăng, nhiều sao trên núi rừng Tuyên Hoá, Ông chia tay với người vợ trẻ, bụng mang dạ chữa ..và cả cô con gái nhỏ sau chuyến vượt cạn của vợ không thành  lại hiện về trong Ông như một cuốn phim  chầm chậm ) . Cũng đêm hôm đó ông còn cho tôi xem tập Nhật ký viết tay, ghi lại những tháng ngày lâm bệnh , cuộc vượt cạn của vợ và những khó khăn nơi núi rừng Tuyên Hoá cho đến lúc bà đi xa Ông chỉ nói với tôi:  Đây là nét chữ của Thím Quế !

 Chuyến vượt sông trót lọt, bọn mật thám không phát hiện được gì, bọn tuần tiểu cũng chẳng mấy chú ý, vì lúc đó người qua lại đông. Y như kế hoạch vạch trước , đò cặp bến chợ vùng đất nội thị vào lúc trời chưa sáng hẳn. Bất ngờ có một toán tuần tiểu đi ngang, Xuân Hoàng và Lại Văn Ly bình tỉnh dùng gáo dừa tát nước trong thuyền ra nhằm kéo dài thời gian chờ cho chúng đi khỏi và khi bóng dáng chúng đã khuất xa, cả hai chào tạm biệt cô gái đò, để lên bờ.
 Đi bộ dọc đường Bến một quảng ngắn rồi đi tắt vào  một ngõ kiệt ở Xóm Câu. Trong một ngôi nhà cuối xóm , có ngọn đèn dầu đang thắp ( dù trời đã sáng) và cánh cữa ở gian giữa khép hờ, không đóng. Xuân Hoàng và Lại văn Ly kéo cữa lách vào trong khá nhanh, cũng là lúc ngọn đèn vụt tắt. Hai Ông nhìn nhau cùng thẩm nghỉ ! Thế là yên chí rồi.
Cô gái chủ nhà hầu như biết trước nên đã đợi từ sáng, và mừng rỡ  nói.
 Em biết thế nào hôm nay các anh sẽ về !
Rồi cô nhanh chóng chỉ lên cái gác xép, kêu Xuân Hoàng Và Lại Văn Ly lên đó nghỉ tạm, ngày mai sẽ có cơ sở đưa đến địa điểm mới. Lên gác,  hai ông ngồi nghỉ, qua cái cữa sổ nhìn thông ra sông Nhật Lệ , một khoảng trời Đồng hới đã hiển hiện trước mắt họ, niềm vui trào dâng trong họ, hai con người, một ý chí , một lý tưởng. Trong một căn gác xép nhỏ hôm nay nhưng ngày mai, ngày kia là cả một khoảng trời tự do tha hồ mà vùng vẩy, một Đồng Hới tự do đang đến rất gần.
Xuân Hoàng không kìm được xúc động, ông ôm ông Ly ( tính  ông là vậy) rồi nói:
Đồng Hới của chúng ta đây rồi , Ly ơi ! Nhưng ông Ly ra hiệu nói khẽ:
  Phía ngoài đường tiếng í ới gọi nhau xuống bến của những ngư phủ Xóm Câu, tiếng rao bán hàng quà buổi sáng của những bà những chị người Đồng Hới dội vào càng lại cho con tim hai ông thêm thổn thức.
 Cô chủ nhà đưa bánh mì, nước cho Xuân Hoàng và Lại văn Ly dùng tạm rồi đi xuống, cũng là lúc bà chủ nhà xuất hiện . Hai ông mới nhận ra, đây là nhà của thầy giáo dạy học mình năm xưa, nhưng do nguyên tắc không cho phép, họ chỉ nhìn nhau mà không nói nên lời. Chỉ nghe tiếng bà chủ nhà hỏi cô con gái.
 Những ai đó rứa con !
Dạ, anh Hoàng và Anh Ly
Đến lúc đó Xuân Hoàng và Lại văn Ly mới nhìn xuống,  nhìn bà chủ rồi nói:
Dạ ! chào chị Đài.
Bà chủ nhà lặng lẽ nhìn lên, giơ tay ra hiệu rồi  " Xuỳ" một tiếng thật dài.
Tưởng ai, té ra Hoàng với Ly, chao ơi " Cọp...cọp trên núi đã về ", các anh ấy đã về.


Nếu kết thúc ở đây, sẽ có người tò mò muốn biết, cơ sở cách mạng mà Xuân Hoàng và Lại văn Ly  tiếp cận đầu tiên trong chuyến trở về đầu tiên của những cán bộ Việt Minh đầu tiên chuẩn bị tiếp quản Đồng Hới là ai và ở đâu ? Người viết xin bật mí luôn, đó là nhà Ông Cửu Trác, thầy dạy học của Ông Hoàng và cả ông Ly, ngày đó ông bà Cửu Trác không còn nữa, họ đã mất  ở chiến  khu Thuận Đức trong những ngày tản cư. Ngữ, con đầu ông Cửu Trác là bạn và cùng hoạt động với Xuân Hoàng và Lại văn Ly. Chủ nhân ngôi nhà này là ông Cửu Đài ( con ông Cửu Trác) cùng vợ và các con tiếp nhận . Cô con gái, cũng là người đón Xuân Hoàng và Lại Văn Ly lúc đó mới hơn 10 tuổi chính là chị Cẩm ( sau này lấy chồng là Anh Nô ) chị đã mất cách đây mấy năm ở thành phố Hồ chí Minh














Đăng nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét