19/5/12

HẠT GẠO LÀNG TA


HẠT GẠO LÀNG TA
May 19, 2012 11:51 AMPublicPageviews 18247
Trackback from


Đến từ ánh sáng của Ruchung có bài "ĐƯỜNG TỚI HẠT LÚA." gọi là bài nhưng đó là một tấm hình  của Ruchung (bạn tôi ) chộp ở đâu đó ở Miền Tây Quảng Bình hay Miền Tây Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Thật ra đây là một góc sườn đồi, được tạo thành một thữa ruộng bậc thang mà mới nhìn vào cứ ngỡ như một con đường tam cấp từ thấp lên cao đi tới chốn bồng lai, tiên cảnh. Phía xa xa là làng bản, xóm thôn, nhà cửa thưa thớt chìm trong màu xanh bất tận của cây lá, hoa và trái. Hoài Nhớ tui mạo muội xin ẵm vào nhà riêng của mình để tiện giới thiệu với bạn bè.

Hạt gạo làng ta

Trước đó Hoài nhớ tui đã còm vào nhà Ruchung mà thưa rằng "Đường tới hột ló...hơi khó hình dung. Nhìn mãi không ra... xin anh giải thích"Thế là Ruchung giải thích một cách chóng vánh, rất triết lý nhưng cũng rất lãng mạn, đậm chất nhân văn bằng đoạn thơ sau của Trần Đăng Khoa:

"Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy..."

Không thấy hạt gạo/ lúa tả thực đâu cả, chỉ thấy những "giá trị tinh thần" kết tinh vào hạt gạo/ lúa ở vùng đồng bằng châu thổ, nhưng đọc lên vẫn ngan ngát mùi lúa gạo một nắng hai sương. Ở Tây Bắc, ngoài ngoài công sức một nắng hai sương trên, nhiều thế hệ đồng bào còn còn phải tạo dựng nên ruộng bậc thang hùng vĩ để canh tác lúa nước, một "con đường" nhọc nhằn nhưng thật tất yếu để tồn tại. Do đó phải yêu lấy hạt lúa/gạo quê mình:

"Em vui em hát
Hạt vàng làng ta..."

Đến cơ sự này thì công việc của Hoài Nhớ là giới thiệu :

BÀI THƠ HẠT GẠO LÀNG TA và LỜI BÌNH CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN...

Bài thơ Hạt gạo làng ta được chọn giảng dạy ở trường mầm non và tiểu học. Xung quanh bài thơ này có nhiều lời bình của các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình văn học. Hoài nhớ chọn giới thiệu dưới đây lời bình của nhà thơ Nguyễn... một lời bình gọn, nhiều phát hiện, nêu lên được cá tính trẻ con của tác giả qua bài thơ, đồng thời cho thấy hoàn cảnh lịch sử đã tác động vào người sáng tác như thế nào, dù đó là cây bút thiếu nhi...

HẠT GẠO LÀNG TA

Hạt gạo làng ta 

Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...

Hạt gạo làng ta 
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...

Hạt gạo làng ta 
Những năm bom Mĩ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...

Hạt gạo làng ta 
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất.

Hạt gạo làng ta. 
Gửi ra tiền tuyến,
Gửi về phương xa.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta.
Em vui em hát,
Hạt vàng làng ta...
Lời bình 
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp một nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc và rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con:

Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy...


ở lứa tuổi ấy mà biết nghĩ như thế là sâu sắc lắm. Từ một thực tế có tính khoa học là cây lúa hút chất dinh dưỡng ở bùn, đất ra hoa, trổ bông, kết hạt (như ai cũng biết) thì nhà thơ bằng sự tinh tế của tâm hồn còn nghe được, cảm được “vị phù sa”, “hương sen thơm”, trong hạt gạo. Và hơn thế nữa, còn có cả tình người, lòng người ấp ủ:

Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hôm nay...


Làm ra hạt gạo gian khó biết chừng nào. Ca dao cổ có câu thấm thía:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Đó là phát biểu trực tiếp, có tính chất luân lí, hơi nghiêng về lí trí. Còn trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa để thực tế đời sống tự nói lên:

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu...


Bão dập, nắng lửa, mưa dầm, thiên nhiên nhiệt đới khắc nghiệt đã đổ lên đầu người nông dân bao nhiêu nhọc nhằn để làm ra hạt gạo, mà cụ thể nhất là bà mẹ của mình:

Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.


Bốn câu thơ có sức chứa lớn nội dung, về hình thức biểu hiện. Nghĩ bằng cách nghĩ của trẻ con, tác giả mới so sánh cái nước do mặt trời hun nóng lên ở ruộng với nước nóng mà ta đun, nấu lên; nước nóng đến mức “chết cả cả cờ” thì phải là mắt trẻ con mới nhìn thấy được. Vì sao vậy? Cá cờ có nơi gọi là cá thia lia, thân, đuôi nhiều màu sắc rực rỡ, các cậu bé ở nông thôn mà bắt được là đem về nuôi ở chai, lọ thủy tinh như ở thành phố người ta nuôi cá vàng.
Nước nóng chết cả cá, nhưng chết mấy con cá cờ quả là tiếc đứt ruột. Phải có con mắt trẻ con, tâm lí trẻ con mới viết được hai câu thơ:

Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ...


Cua ngoi lên bờ”: không sống ở nông thôn, không có thực tế ruộng đồng không có câu thơ đó. Nóng quá, cua ngoi lên bờ nhưng bất ngờ đến sửng sốt khi:

Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy


Hai câu thơ, hai hình ảnh đối nghịch nhau gây một chấn động tình cảm mạnh trong lòng người đọc. Có phải nói điều gì nhiều về những vất vả, nhọc nhằn của người mẹ để làm ra hạt gạo? Hai câu thơ đã nói quá nhiều. Một câu như đám mây mang điện tích âm gặp câu kia mang điện tích dương tạo nên tiếng sét. Tiếng sét đó làm chấn động tình cảm trong lòng bạn đọc.
Kể ra bài thơ dừng lại ở đây được rồi, là đúng với lứa tuổi người viết. Nhưng trong thời điểm cả nước dồn sức chống Mĩ, trẻ con cũng già đi trước tuổi.

Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút lên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa...


Trần Đăng Khoa vừa miêu tả hạt gạo nghìn đời, vừa nói lên hạt gạo những năm chống Mỹ: gian khổ và nghĩa tình. Tác giả biết chọn lọc những hình ảnh có sức rung động. Câu thơ như:

Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông


Vừa nói được hoàn cảnh, vừa nêu được khí thế của đất nước thời ấy.
Sở dĩ Hoài Nhớ tui "chôm" lời bình của nhà thơ Nguyễn... vì ông là nhà thơ viết nhiều cho tuổi thiếu niên, mà bình sinh ông còn là bạn thơ của thầy giáo dạy văn tôi hồi cấp ba - Nhà giáo, nhà thơ Hà Nhật Lương Duy Cán - từ thưở:

Chơi với nhau khá thân
Viết cùng nhau một lứa
Một thằng đã làm ông
Một thằng chưa lấy vợ
Gặp mừng mừng tủi tủi
Mắt nhìn xoáy vào nhau
Thằng trai tân mà lại
Tóc trắng nửa mái đầu…


Và mới đây thôi, ông còn viết lời tựa cho cuốn "Đá sỏi trên đường" của thầy tôi, làm tôi vô cùng xúc động

Thật tình mà nói, bức ảnh "Đường tới hạt lúa" của Ruchung với "hạt gạo làng ta" của Trần Đăng Khoa có gì đó chưa ăn khớp vì bối cảnh ra đời của hạt gạo làng ta là ở vùng châu thổ sông Hồng, nơi có con sông Kinh Thầy chở nặng phù sa,của nền văn minh lúa nước còn đường tới hạt lúa của Ruchung thì ở đâu đó trên Tây Bắc... ngút ngàn trùng xa như trần trình của tác giả. Thế nhưng Hoài nhớ tôi thì lại nghĩ khác vì hạt lúa ở đâu cũng mơ thêm nhiều hạt, cũng như Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm. Và nữa, đối với riêng Hoài Nhớ tôi thì Tây Bắc nơi ngút ngàn trùng xa hay châu thổ sông Hồng ngàn năm văn hiến, với sông Hồng, sông Thái bình và cả sông Kinh Thầy đều đã có dấu chân mình trong những tháng ngày chiến tranh chống Mỹ. 

Hoài Nhớ tôi nhắn tin vào ngôi nhà đến từ ánh sáng của Ruchung mà thưa với tác giả rằng:
Vùng Bào Lộc, Đơn Dương thuộc Lâm Đồng và khu vực gần ĐàLạt cũng có nhiều ruộng bậc thang kiểu này. Đặc biệt nếu đi ĐàLạt bằng đường số 1 đến Nha trang đi lên , đứng trên đèo Phượng Hoàng (hay còn gọi là đèo Ngoạn mục) gần nhà máy điện Đa Nhim mà ngắm nhìn ruộng bậc thang thì tuyệt đẹp vô cùng, một vùng non nước hữu tình, bạn nên có một chuyến lên đó mà thưởng thức.

Ruchung nói:
Cám ơn hoài nhớ. Ruchung tôi đã đi, đã đến, đã ngắm nơi này và nghiệm thấy bài viết của hoài nhớ miêu tả làm cho bức tranh của Ruchung tôi tuyệt vời hơn rất nhiều!
  • Phương Thảo
    " lúa ở đâu cũng mơ thêm nhiều hạt, cũng như Gỗ trăm cây đều muốn hoá nên trầm" Ý nghĩ thật nhân văn.
    • Đoàn Binh
      Một bài viết hay
      • Thọ Lộc
        Hay! + thêm tí mắm tí muối, tiêu , đường , bột ngọt
        • .
          • .
          • May 25, 2012 10:38 PM
          Hàng độc, chưa từng có ! Merci
      • PHẠM BÁ CHIỂU
        ảnh đẹp+ lời bình đẹp= đẹp gấp đôi
        • .
          • .
          • May 24, 2012 8:58 PM
          ...và = một bài thơ thơ tình hay của PBC
      • Minh
        • Minh
        • May 23, 2012 10:49 AM
        • .
          • .
          • May 23, 2012 5:52 PM
          Cám ơn Minh mhiều
      • Thọ Lộc
        HAY!
        • .
          • .
          • May 22, 2012 8:40 PM
          sao không cho thêm tí mắm tí muối, tiêu , đường , bột ngọt vào cho hay hơn
      • ruchung
        Sao bạn không là người đầu tiên "bóc tem" nhỉ? Yahoo hỏi trúng quá, bởi Entry hoành tráng này liên quan đến Blog ĐẾN TỪ ÁNH SÁNG của Ruchung tôi mà. Rẹt...rẹt ...rẹt!
        • .
          • .
          • May 22, 2012 7:34 PM
          " Entry hoành tráng này" lấy cảm hứng từ Blog ĐẾN TỪ ÁNH SÁNG , nhất là những tấm ảnh và những lời bình hay trả lời của bạn tôi. Vì vậy mong bạn tôi có nhiều ảnh và lời bình cho tôi để tôi tiếp tục có cảm hứng
      Đăng nhận xét

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét